Nên xem qua
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua Hiến pháp, pháp luật Việt Nam
Gửi ngày 16/03/2017
Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua Hiến pháp, pháp luật Việt Nam
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo; từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hoà bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hoá khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước ta ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, nó thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công dân, quyền con người. Tư tưởng ấy nó vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình Lập pháp ở nước ta qua năm bản Hiến pháp.
1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua năm bản Hiến pháp
1.1. Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên ngay sau khi nước ta giành được độc lập, là văn bản chính trị - pháp lý quan trọng, vừa có ý nghĩa quốc gia, vừa có tiếng vang trên trường quốc tế; đây là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận “nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”, trong đó Điều 10 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là một trong năm quyền cơ bản của công dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”; Với việc tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, Hiến pháp 1946 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trong phạm vi cả nước.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ghi nhận trong Hiến pháp 1946 còn mang tính khái quát, chưa cụ thể và chưa hoàn thiện các biện pháp bảo đảm thực hiện, song sự hiện diện của các quyền công dân trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xem là cốt lõi của bản Hiến pháp dân chủ, khẳng định sự thành công của lịch sử lập hiến Việt Nam. Cần thấy rằng, ngay Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, vấn đề này cũng chỉ mới quy định chung nhất “khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” (Khoản 3, Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc). Hiến pháp 1946 cho thấy giá trị thời đại khi hai năm sau (1948), trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận tại Điều 18 một cách cụ thể hơn: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư”.
1.2.Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc được giải phóng và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn phải tiếp tục đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai để đi tới thống nhất đất nước. Hiến pháp tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Hiến pháp vì quyền con người, Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung những quy định mới và quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền con người. Quyền cơ bản của con người được quy định tại chương III “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Ra đời trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, Hiến pháp năm 1959 đã kế thừa tư tưởng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hiến pháp năm 1946, nhưng quyền này đã được tách thành một điều riêng với nội dung được quy định rõ hơn so với Hiến pháp năm 1946 “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” (Điều 26).
1.3.Hiến pháp năm 1980
Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện Bắc, Nam thống nhất và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong bản Hiến pháp năm 1980, quyền cơ bản của công dân tiếp tục phát triển trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các quy định của hai bản Hiến pháp trước đó. Điều 68 chương V tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” đồng thời xác định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền này “Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước” nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trở lên phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, thể hiện bước phát triển mới của tình hình đất nước. Quy định này không chỉ khẳng định quan điểm nhất quán trong chính sách của nhà nước về việc thừa nhận và bảo đảm quyền tự do cá nhân mà còn khẳng định thái độ nghiêm khắc của nhà nước đối với những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng.
1.4.Hiến pháp năm 1992
Đây là bản Hiến pháp ra đời trong công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta. Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1992 có một bước phát triển mới về nội dung và hình thức so với ba bản Hiến pháp trước đó. Với tinh thần mở rộng tự do dân chủ, khẳng định tính hiện thực của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Điều 50 Hiến pháp năm 1992 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Việc nhà nước chính thức thừa nhận quyền con người trong đạo luật cơ bản, không chỉ khẳng định sự hoàn thiện một bước chế định quyền và nghĩa vụ của công dân mà còn khẳng định chính sách nhất quán trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, quyền công dân, đồng thời chủ động bác bỏ những luận điệu của các thế lực bên ngoài mượn tiếng nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ, xuyên tạc chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo so với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo rõ ràng và toàn diện hơn, tại Điều 70, bổ sung quy định mớilà “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”, “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo” những quy định này thể hiện chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân, nhà nước không những tôn trọng quyền tự do đó mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn, phù hợp với lợi ích của nhân dân; đồng thời cũng nghiêm trị những cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái chính sách, pháp luật của nhà nước.
1.5.Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”; ở đây dùng khái niệm “mọi người” chứ không phải là “công dân” như bốnbản Hiến pháp trước đây. Bản chất của vấn đề đã có sự thay đổi căn bản, điều đó thể hiện chính xác quyền con người đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Khái niệm “Công dân” là thể hiện mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước, với thể chế Chính trị. Nhà nước ta là Nhà nước thế tục, nghĩa là Nhà nước phi tôn giáo, khẳng định quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc tách biệt giữa Nhà nước và Giáo hội, không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Vì thế, khi ghi nhận “mọi người” sẽ bao trùm rộng hơn so với “công dân” vì trong thực tế không phải ai cũng có quyền công dân. Ví dụ, một người tù, mặc dù đã mất quyền công dân nhưng vẫn có quyền tự do thờ phụng, thực hành tôn giáo của mình. Ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo, bổ sung nguyên tắc về việc hạn chế quyền con người trong các trường hợp nhất định, theo đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người, nên quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định bằng luật.
Ta có thể thấy, ở mỗi bản Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được kế thừa và phát triển trong từng điều kiện hoàn cảnh của đất nước; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được mở rộng và cụ thể hơn. Việc mở rộng đó phản ánh sự biến đổi và đi lên của dân tộc và đất nước, gắn liền với tiến trình cách mạng nước ta từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nêu trong Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Điều này khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội, thể hiện ở các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
Ngoài Hiến pháp, trong từng thời kỳ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác. Ví dụ, ngay sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/06/1955 ghi rõ: “việc tự do, tín ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền Dân chủ cộng hoà luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện” (Điều 15). Một số Thông tư hướng dẫn thi hành Sắc lệnh này sau đó đã được ban hành, bao gồm: Thông tư số 593-TTg (năm 1957) và Thông tư số 60-TTg (11/06/1964) quy định chi tiết về việc thi hành chính sách tôn giáo… Sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 về “Một số chính sách đối với tôn giáo”, trong đó nêu các nguyên tắc về tự do tôn giáo. Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bảo vệ quyền này tiếp tục được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật, bao gồm: Nghị định số 69-HĐBT ngày 21/03/1991 ban hành “Quy định về các hoạt động tôn giáo”; Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày19/04/1999 quy định về các hoạt động tôn giáo; Bộ luật Dân sự 1995 (Điều 43), Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 47), Luật tổ chức Chính phủ 2001 (Điều 13), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (Điều 5); Luật Giáo dục 2005 (các Điều 9 và 16)…
Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, tiếp tục cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 và thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 18/06/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 15/11/2004. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đã thể chế hóa quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Pháp lệnh lần đầu tiên giải thích các thuật ngữ “hoạt động tín ngưỡng”, “cơ sở tín ngưỡng”, “tổ chức tôn giáo”, “hoạt động tôn giáo”, “hội đoàn tôn giáo”, “cơ sở tôn giáo”,… đồng thời quy định cụ thể về hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng; hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo; tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Những vấn đề này sau đó được cụ thể hóa trong các Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 (thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP) của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 đã tạo sự thông thoáng đáng kể về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội so với thời kỳ trước đó; đồng thời xác lập những định hướng chính sách rõ ràng hơn cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Việc phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo đã góp phần phục hồi, công nhận nhiều tín ngưỡng đã và đang tồn tại trong dân gian. Quy định về việc công nhận tổ chức tôn giáo đã làm tăng số lượng các tổ chức tôngiáo được công nhận trên thực tế. Việc chia tách, sáp nhập các tổ chức tôn giáo được thực hiện thuận lợi hơn. Các yêu cầu về đất đai, cơ sở vật chất của một số tôn giáo từng bước được Nhà nước xem xét giải quyết. Hoạt động in ấn, xuất bản, đào tạo của các tôn giáo ngày càng phát triển. Việc sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình tôn giáo cũng có những chuyển biến quan trọng, do chính quyền cơ sở được trao quyền giải quyết với các công trình tôn giáo không thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng (Điều 35 Nghị định số 92/2012/CP). Quy định về việc đăng ký dự tu cũng thông thoáng, rõ ràng hơn trước, với các thủ tục, giấy tờ đơn giản hơn, thời gian giải quyết các vụ việc có quy định thời hạn cụ thể, nhờ vậy số người đăng ký tu tập theo các tôn giáo ngày càng tăng. Đặc biệt, nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật quốc tế đã được ghi nhận. Điều 38 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Điều này mở ra triển vọng tiếp tục nội luật hóa và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và một số văn kiện nhân quyền quốc tế khác vào bối cảnh của Việt Nam.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật gồm 9 chương, 68 Điều.Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời là một trong những Luật đầu tiên được ban hành trong năm 2016 cụ thể hóa quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Đặc biệt, Luật tín ngưỡng, tôn giáo còn thể hiện tinh thần đổi mới về cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này.
Thực hiện quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 14/05/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, để tổ chức thực hiện Luật, cần tiếp tục tham mưu xây dựng 02 Nghị định: Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
* Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Xây dựng Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 của Chính phủ nhằm tiếp tục thể chế, cụ thể hóa Luật tín ngưỡng, tôn giáo và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan có giá trị pháp lý cao hơn. Nội dung Nghị định không được trái với tinh thần của các văn bản này, đặc biệt là Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Các thủ tục hành chính quy định trong Nghị định thay thế phải đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. Ngôn ngữ sử dụng trong Nghị định phải rõ ràng, không đa nghĩa; quá trình xây dựng Nghị định phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo những quy định khi được ban hành có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
* Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Luật tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta; tại khoản 2, điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Căn cứ quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáovà Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”.
Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 20/06/2012; tại điều 3 của Luật quy định rõ nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và tại điều 4, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáocần thiết phải được quy định nhằmtạo cơ sở pháp lý để người dân biết mình được làm gì, không được làm gì, đồng thời làm căn cứ để cơ quan chức năng quản lý hiệu quả hơn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo cần phải ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, pháp luật về tôn giáo là một bộ phận của hệ thống pháp luật; trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm tương đối đầy đủ. Pháp luật một mặt thừa nhận và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích xã hội, lợi ích công dân hoặc chia rẽ sự đoàn kết giữa những người có đạo với những người không có đạo hoặc những người có đạo với nhau./.
TS. Nguyễn Ngọc Huấn
Ban Tôn giáo Chính phủ
Tài liệu tham khảo
1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo; Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, 1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Droits Dr L’homme Human Rights, Documents Fondamentaux Fundamental Documents (1998), Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo; từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hoà hợp, gắn bó với dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc đã kề vai, đoàn kết bên nhau đấu tranh giành độc lập dân tộc, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã hình thành một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, đó là xây dựng cuộc sống đan xen, hoà bình, trong đó mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán và văn hoá khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước ta ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên, nó thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công dân, quyền con người. Tư tưởng ấy nó vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình Lập pháp ở nước ta qua năm bản Hiến pháp.
1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua năm bản Hiến pháp
1.1. Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên ngay sau khi nước ta giành được độc lập, là văn bản chính trị - pháp lý quan trọng, vừa có ý nghĩa quốc gia, vừa có tiếng vang trên trường quốc tế; đây là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận “nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”, trong đó Điều 10 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng là một trong năm quyền cơ bản của công dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”; Với việc tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, Hiến pháp 1946 đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo trong phạm vi cả nước.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ghi nhận trong Hiến pháp 1946 còn mang tính khái quát, chưa cụ thể và chưa hoàn thiện các biện pháp bảo đảm thực hiện, song sự hiện diện của các quyền công dân trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xem là cốt lõi của bản Hiến pháp dân chủ, khẳng định sự thành công của lịch sử lập hiến Việt Nam. Cần thấy rằng, ngay Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, vấn đề này cũng chỉ mới quy định chung nhất “khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” (Khoản 3, Điều 1, Hiến chương Liên hợp quốc). Hiến pháp 1946 cho thấy giá trị thời đại khi hai năm sau (1948), trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận tại Điều 18 một cách cụ thể hơn: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư”.
1.2.Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp năm 1959 là bản Hiến pháp ra đời trong hoàn cảnh miền Bắc được giải phóng và bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn phải tiếp tục đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai để đi tới thống nhất đất nước. Hiến pháp tiếp tục kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Hiến pháp vì quyền con người, Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung những quy định mới và quy định cụ thể, chi tiết hơn về quyền con người. Quyền cơ bản của con người được quy định tại chương III “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Ra đời trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, Hiến pháp năm 1959 đã kế thừa tư tưởng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hiến pháp năm 1946, nhưng quyền này đã được tách thành một điều riêng với nội dung được quy định rõ hơn so với Hiến pháp năm 1946 “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” (Điều 26).
1.3.Hiến pháp năm 1980
Hiến pháp năm 1980 ra đời trong điều kiện Bắc, Nam thống nhất và cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong bản Hiến pháp năm 1980, quyền cơ bản của công dân tiếp tục phát triển trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các quy định của hai bản Hiến pháp trước đó. Điều 68 chương V tiếp tục khẳng định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” đồng thời xác định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền này “Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước” nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trở lên phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, thể hiện bước phát triển mới của tình hình đất nước. Quy định này không chỉ khẳng định quan điểm nhất quán trong chính sách của nhà nước về việc thừa nhận và bảo đảm quyền tự do cá nhân mà còn khẳng định thái độ nghiêm khắc của nhà nước đối với những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng.
1.4.Hiến pháp năm 1992
Đây là bản Hiến pháp ra đời trong công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước ta. Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1992 có một bước phát triển mới về nội dung và hình thức so với ba bản Hiến pháp trước đó. Với tinh thần mở rộng tự do dân chủ, khẳng định tính hiện thực của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Điều 50 Hiến pháp năm 1992 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Việc nhà nước chính thức thừa nhận quyền con người trong đạo luật cơ bản, không chỉ khẳng định sự hoàn thiện một bước chế định quyền và nghĩa vụ của công dân mà còn khẳng định chính sách nhất quán trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, quyền công dân, đồng thời chủ động bác bỏ những luận điệu của các thế lực bên ngoài mượn tiếng nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ, xuyên tạc chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo so với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo rõ ràng và toàn diện hơn, tại Điều 70, bổ sung quy định mớilà “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật”, “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo” những quy định này thể hiện chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân, nhà nước không những tôn trọng quyền tự do đó mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn, phù hợp với lợi ích của nhân dân; đồng thời cũng nghiêm trị những cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái chính sách, pháp luật của nhà nước.
1.5.Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 đã có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”; ở đây dùng khái niệm “mọi người” chứ không phải là “công dân” như bốnbản Hiến pháp trước đây. Bản chất của vấn đề đã có sự thay đổi căn bản, điều đó thể hiện chính xác quyền con người đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Khái niệm “Công dân” là thể hiện mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước, với thể chế Chính trị. Nhà nước ta là Nhà nước thế tục, nghĩa là Nhà nước phi tôn giáo, khẳng định quyền tự do tôn giáo và nguyên tắc tách biệt giữa Nhà nước và Giáo hội, không can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Vì thế, khi ghi nhận “mọi người” sẽ bao trùm rộng hơn so với “công dân” vì trong thực tế không phải ai cũng có quyền công dân. Ví dụ, một người tù, mặc dù đã mất quyền công dân nhưng vẫn có quyền tự do thờ phụng, thực hành tôn giáo của mình. Ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo, bổ sung nguyên tắc về việc hạn chế quyền con người trong các trường hợp nhất định, theo đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người, nên quy định hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được quy định bằng luật.
Ta có thể thấy, ở mỗi bản Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được kế thừa và phát triển trong từng điều kiện hoàn cảnh của đất nước; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được mở rộng và cụ thể hơn. Việc mở rộng đó phản ánh sự biến đổi và đi lên của dân tộc và đất nước, gắn liền với tiến trình cách mạng nước ta từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nêu trong Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Điều này khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội, thể hiện ở các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
Ngoài Hiến pháp, trong từng thời kỳ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác. Ví dụ, ngay sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/06/1955 ghi rõ: “việc tự do, tín ngưỡng, thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân. Chính quyền Dân chủ cộng hoà luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và giúp đỡ nhân dân thực hiện” (Điều 15). Một số Thông tư hướng dẫn thi hành Sắc lệnh này sau đó đã được ban hành, bao gồm: Thông tư số 593-TTg (năm 1957) và Thông tư số 60-TTg (11/06/1964) quy định chi tiết về việc thi hành chính sách tôn giáo… Sau khi đất nước thống nhất, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 về “Một số chính sách đối với tôn giáo”, trong đó nêu các nguyên tắc về tự do tôn giáo. Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bảo vệ quyền này tiếp tục được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật, bao gồm: Nghị định số 69-HĐBT ngày 21/03/1991 ban hành “Quy định về các hoạt động tôn giáo”; Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày19/04/1999 quy định về các hoạt động tôn giáo; Bộ luật Dân sự 1995 (Điều 43), Bộ luật Hình sự 1999 (Điều 47), Luật tổ chức Chính phủ 2001 (Điều 13), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (Điều 5); Luật Giáo dục 2005 (các Điều 9 và 16)…
Xuất phát từ nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, tiếp tục cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 và thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 18/06/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 15/11/2004. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đã thể chế hóa quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Pháp lệnh lần đầu tiên giải thích các thuật ngữ “hoạt động tín ngưỡng”, “cơ sở tín ngưỡng”, “tổ chức tôn giáo”, “hoạt động tôn giáo”, “hội đoàn tôn giáo”, “cơ sở tôn giáo”,… đồng thời quy định cụ thể về hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng; hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo; tài sản thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động xã hội của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Những vấn đề này sau đó được cụ thể hóa trong các Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 (thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP) của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 đã tạo sự thông thoáng đáng kể về sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội so với thời kỳ trước đó; đồng thời xác lập những định hướng chính sách rõ ràng hơn cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Việc phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo đã góp phần phục hồi, công nhận nhiều tín ngưỡng đã và đang tồn tại trong dân gian. Quy định về việc công nhận tổ chức tôn giáo đã làm tăng số lượng các tổ chức tôngiáo được công nhận trên thực tế. Việc chia tách, sáp nhập các tổ chức tôn giáo được thực hiện thuận lợi hơn. Các yêu cầu về đất đai, cơ sở vật chất của một số tôn giáo từng bước được Nhà nước xem xét giải quyết. Hoạt động in ấn, xuất bản, đào tạo của các tôn giáo ngày càng phát triển. Việc sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình tôn giáo cũng có những chuyển biến quan trọng, do chính quyền cơ sở được trao quyền giải quyết với các công trình tôn giáo không thuộc diện phải xin giấy phép xây dựng (Điều 35 Nghị định số 92/2012/CP). Quy định về việc đăng ký dự tu cũng thông thoáng, rõ ràng hơn trước, với các thủ tục, giấy tờ đơn giản hơn, thời gian giải quyết các vụ việc có quy định thời hạn cụ thể, nhờ vậy số người đăng ký tu tập theo các tôn giáo ngày càng tăng. Đặc biệt, nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật quốc tế đã được ghi nhận. Điều 38 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Điều này mở ra triển vọng tiếp tục nội luật hóa và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và một số văn kiện nhân quyền quốc tế khác vào bối cảnh của Việt Nam.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Luật gồm 9 chương, 68 Điều.Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời là một trong những Luật đầu tiên được ban hành trong năm 2016 cụ thể hóa quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Hiến pháp năm 2013 nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, khắc phục những bất cập, tồn tại của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Đặc biệt, Luật tín ngưỡng, tôn giáo còn thể hiện tinh thần đổi mới về cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng, minh bạch, tạo cơ chế pháp lý nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cải cách hành chính đối với lĩnh vực này.
Thực hiện quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 14/05/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; sau khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, để tổ chức thực hiện Luật, cần tiếp tục tham mưu xây dựng 02 Nghị định: Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
* Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Xây dựng Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 của Chính phủ nhằm tiếp tục thể chế, cụ thể hóa Luật tín ngưỡng, tôn giáo và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan có giá trị pháp lý cao hơn. Nội dung Nghị định không được trái với tinh thần của các văn bản này, đặc biệt là Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Các thủ tục hành chính quy định trong Nghị định thay thế phải đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 10/12/2010 của Chính phủ; Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính. Ngôn ngữ sử dụng trong Nghị định phải rõ ràng, không đa nghĩa; quá trình xây dựng Nghị định phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo những quy định khi được ban hành có tính khả thi, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
* Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo
Luật tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta; tại khoản 2, điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Căn cứ quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáovà Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo”.
Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 20/06/2012; tại điều 3 của Luật quy định rõ nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và tại điều 4, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáocần thiết phải được quy định nhằmtạo cơ sở pháp lý để người dân biết mình được làm gì, không được làm gì, đồng thời làm căn cứ để cơ quan chức năng quản lý hiệu quả hơn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo cần phải ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, pháp luật về tôn giáo là một bộ phận của hệ thống pháp luật; trong đó quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo đảm tương đối đầy đủ. Pháp luật một mặt thừa nhận và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích xã hội, lợi ích công dân hoặc chia rẽ sự đoàn kết giữa những người có đạo với những người không có đạo hoặc những người có đạo với nhau./.
TS. Nguyễn Ngọc Huấn
Ban Tôn giáo Chính phủ
Tài liệu tham khảo
1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
2. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Văn bản Pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo; Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, 1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Droits Dr L’homme Human Rights, Documents Fondamentaux Fundamental Documents (1998), Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.