Nên xem qua
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- DINH HƯỚNG ĐẠO CAO ĐAI HỘI NHAP QUỐC TẾ Gửi ngày 24/10/2024
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
NGU THƯ- NGHIÊU ĐIỂN
Gửi ngày 29/10/2014
NGU THƯ(1)
NGHIÊU ĐIỂN
Xét về vua Nghiêu xưa, phải nói công rất lớn; nhà vua cung kính, thông minh, văn nhã, ý tứ, mềm mỏng; hay kính hay nhường. Ánh sáng tỏa khắp bốn cõi, suốt cả trên dưới. Tỏ rõ đức lớn: Thân với chín tộc(2), chín tộc lại hòa mục; hòa vui trăm họ(3), trăm họ được sáng; hòa hợp với muôn nước, nhân dân lam lũ được đổi thành yên vui.
Bèn sai ông họ Hy, ông họ Hòa: Kính theo trời cao, làm lịch làm tượng(4) về mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cẩn thận truyền cho dân về mùa. Vua sai ông Hy Trọng: Đến đóng ở Ngung Di, gọi là Dương Cốc(5), cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc, định các việc làm về mùa Xuân. Xem Nhật trung, tinh Điểu(6) để định tháng Trọng xuân(7). Dân đã ở tản ra(8), chim muông tìm bạn, sinh nở. Lại sai ông Hy Thúc: Đến đóng ở Nam Giao(9), định các việc làm về mùa Hạ, kính cẩn ghi ngày Hạ chí. Ngày dài, sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu, lấy đó để chính thức định là Trọng hạ(10). Dân ở càng thưa hơn, chim muông thay lông. Vua sai ông Hòa Trọng: Đến đóng ở miền Tây, gọi là Muội Cốc(11), cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn, định các việc làm về mùa Thu. Xem Tiêu trung, tinh Hư(12) để định tháng Trọng thu(13). Dân đã dễ chịu, chim muông lông mượt mà. Lại sai ông Hòa Thúc: Đến đóng ở Sóc Phương, gọi là U Đô(14), xét các việc thay đổi vào mùa Đông. Xem Nhật đoản, tinh Mão(15), để chính thức định tháng Trọng đông(16). Dân đoàn tụ trong nhà, chim muông mọc thêm lông măng. Nhà vua nói: “Này! Các ông Hy và Hòa: Một vòng ba trăm lẻ sáu tuần sáu ngày(17), theo tháng nhuận định bốn mùa, thành một năm. Theo lịch mà điều hành trăm việc, công tích sẽ rất lớn”.
Nhà vua lại nói: “Ai biết người theo mùa điều hành công việc, hãy đề cử để ta dùng”. Ông Phóng Tề thưa: “Có con nối dõi của nhà vua là Đan Chu, rất minh mẫn”. Nhà vua nói: “Ồ! Hắn chỉ khéo lém lỉnh, dùng sao được!”
Nhà vua lại nói: “Ai biết người khéo xếp đặt công việc cho ta?” Ông Hoan Đâu thưa: “Dạ có, có quan Cung Công! Vừa lập được nhiều công tích”. Nhà vua nói: “Ồ! Ông ấy nói thì phải làm lại sai, có vẻ khiêm tốn nhưng ngạo mạn!” Nhà vua lại nói: “Này! Các ông Tứ nhạc(18): Nước lũ cuồn cuộn đương làm hại, mênh mông bọc núi lấp gò, rùng rùng đến tận chân trời; dân gian ta thán. Ai có tài trị thủy để giúp ta không?” Các quan thưa rằng: “Dạ, có Cổn vậy chăng!” Nhà vua nói: “Ồ! Không được đâu! Cổn hay trái mệnh, lại không hòa hợp với mọi người”. Các quan Nhạc nói: “Lạ nhỉ! Cứ thử dùng xem Cổn có làm được không”. Nhà vua nói: “Vậy thì được, nhưng phải cẩn thận!” Qua chín năm làm việc, Cổn chẳng làm được gì.
Nhà vua nói: “Này! Các quan Tứ nhạc: Ta ở ngôi bảy mươi năm, các ông ai làm trọn lệnh ta, ta nhường ngôi cho!” Các quan Nhạc nói: “Chúng thần đức kém, không xứng ngôi vua”. Nhà vua nói: “Cứ nêu người cao sang, cả người thường nữa”. Mọi người tâu để đức vua hay là: “Có ông góa vợ trong dân, gọi là Ngu Thuấn”. Nhà vua nói: “Tốt, ta cũng có nghe nói. Ông ta thế nào?” Các quan Nhạc tâu: “Ông ta là con một người mù. Cha tính lại kỳ quái, mẹ (kế) lắm điều, em là Tượng ngạo ngược. Thế mà ông Thuấn hài hòa được, lấy lòng hiếu thảo để khiến cả nhà hối lỗi, không làm điều gian”. Nhà vua nói: “Vậy ta thử xem sao. Gả hai con gái cho(19), xem cách ứng xử với hai cô con gái ta như thế nào”. Rồi sắp xếp cho hai cô con gái đến bến sông Quy(20), làm dâu nhà họ Ngu. Nhà vua dặn: “Phải kính cẩn”.
BBT sưu tầm
____________________________________________________________________
1- Ngu thư: Sách do các quan làm sử thời Ngu soạn.
2- Chín tộc: Chín đời trong họ: Cao Tổ, Tằng Tổ, Tổ, Phụ, Thân, Tử, Tôn, Tằng Tôn, Huyền Tôn
3- Trăm họ: Dân trong một nước
4- Tượng: Máy móc đo độ số thiên văn
5- Dương Cốc: Nơi mặt trời mọc
6- Nhật trung: Thời khắc Xuân phân, ngày dài đêm ngắn, phải tìm thời điểm giữa ngày cho thích hợp. Tinh Điểu: Tức chùm sao Chu điểu ở phương Nam, gồm bảy sao; tìm sao Thuần hỏa là sao mọc lúc nửa đêm Xuân phân.
7- Trọng xuân: Giữa mùa Xuân, tức tháng Hai âm lịch.
8- Ở tản ra: Khí trời đã ấm nên dân không ở chụm với nhau như mùa đông nữa.
9- Theo Tăng Tinh Lạp thì sau chữ “Nam giao” có lẽ còn ba chữ “Viết Minh Đồ” (gọi là Minh Đô)
10- Trọng hạ: Giữa mùa Hạ, tức tháng Năm âm lịch.
11- Muội cốc: Nơi mặt trời lặn
12- Tiêu trung: Ngày đêm bằng nhau. Tinh Hư: Sao Hư ở trong chùm sao Huyền vũ, gồm bảy sao, hướng Bắc; đứng đỉnh đầu vào chập tối, ngày Thu phân.
13- Trọng thu: Giữa mùa Thu, tức tháng Tám âm lịch.
14- U Đô: Nơi u ám, chỉ phương Bắc
15- Nhật đoản: Ngày ngắn, chỉ ngày Đông chí. Tinh Mão: Sao Mão ở trong chùm sao Bạch hổ, gồm bảy sao; đứng đỉnh đầu vào chập tối, ngày Đông chí.
16- Trọng đông: Giữa mùa Đông, tức tháng Mười Một âm lịch.
17- Tức một năm, 366 ngày. Tuần: 10 ngày
18- Tứ nhạc: Một chức quan lớn, coi bốn nhạc (chư hầu)
19- Hai người con gái của vua Nghiêu gả cho Ngu Thuấn là bà Nga Hoàng và bà Nữ Anh.
20- Sông Quy: Chữ Quy này có người phiên là Vĩ; ở đây chúng tôi phiên theo Khổng sớ (Cư nguy thiết). Sông Quy thuộc tỉnh Sơn Tây; chảy từ Lịch Sơn, đổ vào Hoàng Hà.
NGHIÊU ĐIỂN
Xét về vua Nghiêu xưa, phải nói công rất lớn; nhà vua cung kính, thông minh, văn nhã, ý tứ, mềm mỏng; hay kính hay nhường. Ánh sáng tỏa khắp bốn cõi, suốt cả trên dưới. Tỏ rõ đức lớn: Thân với chín tộc(2), chín tộc lại hòa mục; hòa vui trăm họ(3), trăm họ được sáng; hòa hợp với muôn nước, nhân dân lam lũ được đổi thành yên vui.
Bèn sai ông họ Hy, ông họ Hòa: Kính theo trời cao, làm lịch làm tượng(4) về mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cẩn thận truyền cho dân về mùa. Vua sai ông Hy Trọng: Đến đóng ở Ngung Di, gọi là Dương Cốc(5), cẩn thận xem từ lúc mặt trời mọc, định các việc làm về mùa Xuân. Xem Nhật trung, tinh Điểu(6) để định tháng Trọng xuân(7). Dân đã ở tản ra(8), chim muông tìm bạn, sinh nở. Lại sai ông Hy Thúc: Đến đóng ở Nam Giao(9), định các việc làm về mùa Hạ, kính cẩn ghi ngày Hạ chí. Ngày dài, sao Hỏa khi chập tối thấy ở đỉnh đầu, lấy đó để chính thức định là Trọng hạ(10). Dân ở càng thưa hơn, chim muông thay lông. Vua sai ông Hòa Trọng: Đến đóng ở miền Tây, gọi là Muội Cốc(11), cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn, định các việc làm về mùa Thu. Xem Tiêu trung, tinh Hư(12) để định tháng Trọng thu(13). Dân đã dễ chịu, chim muông lông mượt mà. Lại sai ông Hòa Thúc: Đến đóng ở Sóc Phương, gọi là U Đô(14), xét các việc thay đổi vào mùa Đông. Xem Nhật đoản, tinh Mão(15), để chính thức định tháng Trọng đông(16). Dân đoàn tụ trong nhà, chim muông mọc thêm lông măng. Nhà vua nói: “Này! Các ông Hy và Hòa: Một vòng ba trăm lẻ sáu tuần sáu ngày(17), theo tháng nhuận định bốn mùa, thành một năm. Theo lịch mà điều hành trăm việc, công tích sẽ rất lớn”.
Nhà vua lại nói: “Ai biết người theo mùa điều hành công việc, hãy đề cử để ta dùng”. Ông Phóng Tề thưa: “Có con nối dõi của nhà vua là Đan Chu, rất minh mẫn”. Nhà vua nói: “Ồ! Hắn chỉ khéo lém lỉnh, dùng sao được!”
Nhà vua lại nói: “Ai biết người khéo xếp đặt công việc cho ta?” Ông Hoan Đâu thưa: “Dạ có, có quan Cung Công! Vừa lập được nhiều công tích”. Nhà vua nói: “Ồ! Ông ấy nói thì phải làm lại sai, có vẻ khiêm tốn nhưng ngạo mạn!” Nhà vua lại nói: “Này! Các ông Tứ nhạc(18): Nước lũ cuồn cuộn đương làm hại, mênh mông bọc núi lấp gò, rùng rùng đến tận chân trời; dân gian ta thán. Ai có tài trị thủy để giúp ta không?” Các quan thưa rằng: “Dạ, có Cổn vậy chăng!” Nhà vua nói: “Ồ! Không được đâu! Cổn hay trái mệnh, lại không hòa hợp với mọi người”. Các quan Nhạc nói: “Lạ nhỉ! Cứ thử dùng xem Cổn có làm được không”. Nhà vua nói: “Vậy thì được, nhưng phải cẩn thận!” Qua chín năm làm việc, Cổn chẳng làm được gì.
Nhà vua nói: “Này! Các quan Tứ nhạc: Ta ở ngôi bảy mươi năm, các ông ai làm trọn lệnh ta, ta nhường ngôi cho!” Các quan Nhạc nói: “Chúng thần đức kém, không xứng ngôi vua”. Nhà vua nói: “Cứ nêu người cao sang, cả người thường nữa”. Mọi người tâu để đức vua hay là: “Có ông góa vợ trong dân, gọi là Ngu Thuấn”. Nhà vua nói: “Tốt, ta cũng có nghe nói. Ông ta thế nào?” Các quan Nhạc tâu: “Ông ta là con một người mù. Cha tính lại kỳ quái, mẹ (kế) lắm điều, em là Tượng ngạo ngược. Thế mà ông Thuấn hài hòa được, lấy lòng hiếu thảo để khiến cả nhà hối lỗi, không làm điều gian”. Nhà vua nói: “Vậy ta thử xem sao. Gả hai con gái cho(19), xem cách ứng xử với hai cô con gái ta như thế nào”. Rồi sắp xếp cho hai cô con gái đến bến sông Quy(20), làm dâu nhà họ Ngu. Nhà vua dặn: “Phải kính cẩn”.
BBT sưu tầm
____________________________________________________________________
1- Ngu thư: Sách do các quan làm sử thời Ngu soạn.
2- Chín tộc: Chín đời trong họ: Cao Tổ, Tằng Tổ, Tổ, Phụ, Thân, Tử, Tôn, Tằng Tôn, Huyền Tôn
3- Trăm họ: Dân trong một nước
4- Tượng: Máy móc đo độ số thiên văn
5- Dương Cốc: Nơi mặt trời mọc
6- Nhật trung: Thời khắc Xuân phân, ngày dài đêm ngắn, phải tìm thời điểm giữa ngày cho thích hợp. Tinh Điểu: Tức chùm sao Chu điểu ở phương Nam, gồm bảy sao; tìm sao Thuần hỏa là sao mọc lúc nửa đêm Xuân phân.
7- Trọng xuân: Giữa mùa Xuân, tức tháng Hai âm lịch.
8- Ở tản ra: Khí trời đã ấm nên dân không ở chụm với nhau như mùa đông nữa.
9- Theo Tăng Tinh Lạp thì sau chữ “Nam giao” có lẽ còn ba chữ “Viết Minh Đồ” (gọi là Minh Đô)
10- Trọng hạ: Giữa mùa Hạ, tức tháng Năm âm lịch.
11- Muội cốc: Nơi mặt trời lặn
12- Tiêu trung: Ngày đêm bằng nhau. Tinh Hư: Sao Hư ở trong chùm sao Huyền vũ, gồm bảy sao, hướng Bắc; đứng đỉnh đầu vào chập tối, ngày Thu phân.
13- Trọng thu: Giữa mùa Thu, tức tháng Tám âm lịch.
14- U Đô: Nơi u ám, chỉ phương Bắc
15- Nhật đoản: Ngày ngắn, chỉ ngày Đông chí. Tinh Mão: Sao Mão ở trong chùm sao Bạch hổ, gồm bảy sao; đứng đỉnh đầu vào chập tối, ngày Đông chí.
16- Trọng đông: Giữa mùa Đông, tức tháng Mười Một âm lịch.
17- Tức một năm, 366 ngày. Tuần: 10 ngày
18- Tứ nhạc: Một chức quan lớn, coi bốn nhạc (chư hầu)
19- Hai người con gái của vua Nghiêu gả cho Ngu Thuấn là bà Nga Hoàng và bà Nữ Anh.
20- Sông Quy: Chữ Quy này có người phiên là Vĩ; ở đây chúng tôi phiên theo Khổng sớ (Cư nguy thiết). Sông Quy thuộc tỉnh Sơn Tây; chảy từ Lịch Sơn, đổ vào Hoàng Hà.