Nên xem qua
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- TỪ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI PHẦN II ( TẾP ... Gửi ngày 11/12/2024
- LỜI DẪN KHAI MẠC HỘI THẢO Gửi ngày 23/11/2024
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- DINH HƯỚNG ĐẠO CAO ĐAI HỘI NHAP QUỐC TẾ Gửi ngày 24/10/2024
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
TỪ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI đến KỶ NGYÊN THÁNH ĐỨC
Gửi ngày 11/12/2024
TỪ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI
đến KỶ NGYÊN THÁNH ĐỨC
Thiện Chí biên soạn
THAY LỜI TỰA
NGHĨ VỀ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI
Cụm từ "Ý thức hệ" đã được sử dụng bằng tiếng Anh kể từ cuối thế kỷ 18.Tác giả người Pháp A. L. C. Destutt de Tracy đề xuất nó như một thuật ngữ để chỉ ra "khoa học về các ý tưởng". [. .] Ngày nay, từ thường dùng nhất là "một hệ thống các khái niệm", đặc biệt là của một nhóm hoặc một nhóm chính trị cụ thể.
(theo https://www.merriam-webster.com/dictionary/ideology)
Theo "The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary": "Ý thức hệ là phần trọng tâm hay chính yếu của tư tưởng, phản ảnh các nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tập thể hay một nền văn hóa."
"Ý thức hệ là một hệ thống học thuyết hay tín ngưỡng làm nền tảng cho một hệ thống chính trị, kinh tế hay các hệ thống khác."1
(Ideology: The body of ideas reflecting the social needs and aspirations of an individual, group, class, or culture. A set of doctrines or beliefs that form the basis of a political, economic, or other system.)
Tổng hợp những định nghĩa "ý thức hệ" nêu trên, có thể đề ra định nghĩa "Ý thức hệ Cao Đài" như sau:
Ý thức hệ Cao Đài là trọng tâm tư tưởng của hệ thống giáo thuyết Cao Đài. Đó là một hệ tư tưởng và quan điểm, đúc kết từ đức tin, lý tưởng và ý thức sứ mạng Cao Đài, được đặt trên nền tảng vũ trụ quan và nhân sinh quan, thể hiện mục đích, tôn chỉ, và lập trường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, làm nguyên tắc chỉ đạo cho sự sống đạo, hành đạo và thi hành sứ mạng của người tín đồ Đại Đạo trong công cuộc cứu thế kỳ ba.
Ý thức hệ Cao Đài cũng chính là ý thức hệ Đại Đạo. Thật vậy, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
"Ý thức hệ chơn chính Đại Đạo đã quá sáng tỏ, làm chói mắt cả thế nhân; rồi nhân thế lại tưởng tượng rằng chân lý của Đại Đạo chỉ là ánh sáng trong tầm mắt hạn hẹp, hay tưởng tượng quẩn quanh của riêng mình mới thật đáng thương. Cao Đài không là Cao Đài, đó chính thị là Cao Đài." 2
Quả thật tư tưởng Cao Đài, giáo lý Đại Đạo đã lập thành một Ý thức hệ hết sức sáng tỏ. Ý thức hệ nầy đặt trên nền tảng một đức tin đạt đạo, một lý tưởng viên dung phổ quát, một sứ mạng đại thừa.
1. Đức tin đạt đạo có nghĩa là một đức tin đặt trên những nguyên lý bất diệt của vũ trụ, phù hợp với những quy luật sinh hóa và tiến hóa của vạn vật, phù hợp với nhân vị (human state) nhân năng (human capability) và mối tương quan giữa Người và vũ trụ, giữa Người và vạn vật, giữa Người và Trời. Đó là một đức tin hết sức nhân bản và khai phóng loài người.
2. Lý tưởng viên dung phổ quát là một lý tưởng không mông lung ảo vọng, đặt quyền năng con người vào tầm kích vũ trụ nhưng không rời bỏ mục tiêu hoàn thiện hóa thế gian. Lý tưởng ấy muốn đổi thay cuộc diện nhân loại, nhưng trước tiên đòi hỏi ý thức sứ mạng làm người và phát huy tiềm năng nhân bản, đạo đức dân tộc. Nhất là ý thức sứ mạng dân tộc được chọn.
Đó là một lý tưởng phổ quát vì là lý tưởng Đại Đạo, không khép kín trong một tôn giáo hay các tôn giáo, trong dân tộc nầy hay dân tộc khác, ngược lại, nhắm khai phóng trí năng và tâm linh thuộc về bản thể đại đồng đạt đến minh triết, chân tri để cuối cùng phối kết với Đạo với Đại Ngã.
3. Với đức tin và lý tưởng nêu trên, hàng con tin của Thượng Đế sẽ thọ nhận sứ mạng đại thừa. Đó là sứ mạng của con người đã "khải nhập được Đạo" bằng chánh pháp thiên đạo, đồng thời tự nguyện đương kham cơ cứu độ Kỳ Ba trong quyền pháp được ban trao.
Nói một cách khái quát hơn nữa, ý thức hệ Cao Đài đã chỉ ra hai nguyên tắc trọng yếu cho cơ đạo và cho người hành đạo là:
· QUY NHẤT 歸 一 (壹)(Unification)
· VI NHÂN 為人( being human; to serve humanity)
Quy nhất: thực hiện công cuộc hiệp nhất và quy nguyên tất cả những gì đã xa rời bản chất thuần chơn hay công năng tiến hóa của một chủ thể hay của những cộng đồng nhân sanh. Tức là tái tạo-bảo tồn sau thời kỳ phân hóa-đào thải.
Đức Chí Tôn có dạy:
"Càn Khôn trẻ muốn chung cư thất,
Thiên địa con toan động tác thành;
Ngưỡng cửa viên dung là chữ nhất,
Không tìm sao thấy ở hình danh?"3
Vi nhân: Công cuộc cứu độ Kỳ Ba nhất thiết khắc trị căn bệnh vong bản, vong thân, đánh mất lòng nhân ái, bỏ quên cương vị làm người chân chính. Tóm lại là phục hồi nhân bản và phụng sự nhân sanh.
"Vi nhân tử tài thành nhân vị,
Phật thánh tiên nhứt lý do hà;
Vô tư vô dục vô tà,
Từ bi bác ái trung hòa lợi sanh."
Với ý thức hệ Cao Đài, tức ý thức hệ Đại Đạo, chúng ta càng khẳng định ý nghĩa mục đích của công cuộc khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
"Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương."4
______________________________________
1. The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary ↩
2. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974) ↩
3. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-03 Tân Hợi (10-04-1971) ↩
4. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thánh Đức Thiền Điện, Tuất thời, 07-03 Giáp Dần (30-03-1974) ↩
đến KỶ NGYÊN THÁNH ĐỨC
Thiện Chí biên soạn
THAY LỜI TỰA
NGHĨ VỀ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI
Cụm từ "Ý thức hệ" đã được sử dụng bằng tiếng Anh kể từ cuối thế kỷ 18.Tác giả người Pháp A. L. C. Destutt de Tracy đề xuất nó như một thuật ngữ để chỉ ra "khoa học về các ý tưởng". [. .] Ngày nay, từ thường dùng nhất là "một hệ thống các khái niệm", đặc biệt là của một nhóm hoặc một nhóm chính trị cụ thể.
(theo https://www.merriam-webster.com/dictionary/ideology)
Theo "The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary": "Ý thức hệ là phần trọng tâm hay chính yếu của tư tưởng, phản ảnh các nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tập thể hay một nền văn hóa."
"Ý thức hệ là một hệ thống học thuyết hay tín ngưỡng làm nền tảng cho một hệ thống chính trị, kinh tế hay các hệ thống khác."1
(Ideology: The body of ideas reflecting the social needs and aspirations of an individual, group, class, or culture. A set of doctrines or beliefs that form the basis of a political, economic, or other system.)
Tổng hợp những định nghĩa "ý thức hệ" nêu trên, có thể đề ra định nghĩa "Ý thức hệ Cao Đài" như sau:
Ý thức hệ Cao Đài là trọng tâm tư tưởng của hệ thống giáo thuyết Cao Đài. Đó là một hệ tư tưởng và quan điểm, đúc kết từ đức tin, lý tưởng và ý thức sứ mạng Cao Đài, được đặt trên nền tảng vũ trụ quan và nhân sinh quan, thể hiện mục đích, tôn chỉ, và lập trường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, làm nguyên tắc chỉ đạo cho sự sống đạo, hành đạo và thi hành sứ mạng của người tín đồ Đại Đạo trong công cuộc cứu thế kỳ ba.
Ý thức hệ Cao Đài cũng chính là ý thức hệ Đại Đạo. Thật vậy, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
"Ý thức hệ chơn chính Đại Đạo đã quá sáng tỏ, làm chói mắt cả thế nhân; rồi nhân thế lại tưởng tượng rằng chân lý của Đại Đạo chỉ là ánh sáng trong tầm mắt hạn hẹp, hay tưởng tượng quẩn quanh của riêng mình mới thật đáng thương. Cao Đài không là Cao Đài, đó chính thị là Cao Đài." 2
Quả thật tư tưởng Cao Đài, giáo lý Đại Đạo đã lập thành một Ý thức hệ hết sức sáng tỏ. Ý thức hệ nầy đặt trên nền tảng một đức tin đạt đạo, một lý tưởng viên dung phổ quát, một sứ mạng đại thừa.
1. Đức tin đạt đạo có nghĩa là một đức tin đặt trên những nguyên lý bất diệt của vũ trụ, phù hợp với những quy luật sinh hóa và tiến hóa của vạn vật, phù hợp với nhân vị (human state) nhân năng (human capability) và mối tương quan giữa Người và vũ trụ, giữa Người và vạn vật, giữa Người và Trời. Đó là một đức tin hết sức nhân bản và khai phóng loài người.
2. Lý tưởng viên dung phổ quát là một lý tưởng không mông lung ảo vọng, đặt quyền năng con người vào tầm kích vũ trụ nhưng không rời bỏ mục tiêu hoàn thiện hóa thế gian. Lý tưởng ấy muốn đổi thay cuộc diện nhân loại, nhưng trước tiên đòi hỏi ý thức sứ mạng làm người và phát huy tiềm năng nhân bản, đạo đức dân tộc. Nhất là ý thức sứ mạng dân tộc được chọn.
Đó là một lý tưởng phổ quát vì là lý tưởng Đại Đạo, không khép kín trong một tôn giáo hay các tôn giáo, trong dân tộc nầy hay dân tộc khác, ngược lại, nhắm khai phóng trí năng và tâm linh thuộc về bản thể đại đồng đạt đến minh triết, chân tri để cuối cùng phối kết với Đạo với Đại Ngã.
3. Với đức tin và lý tưởng nêu trên, hàng con tin của Thượng Đế sẽ thọ nhận sứ mạng đại thừa. Đó là sứ mạng của con người đã "khải nhập được Đạo" bằng chánh pháp thiên đạo, đồng thời tự nguyện đương kham cơ cứu độ Kỳ Ba trong quyền pháp được ban trao.
Nói một cách khái quát hơn nữa, ý thức hệ Cao Đài đã chỉ ra hai nguyên tắc trọng yếu cho cơ đạo và cho người hành đạo là:
· QUY NHẤT 歸 一 (壹)(Unification)
· VI NHÂN 為人( being human; to serve humanity)
Quy nhất: thực hiện công cuộc hiệp nhất và quy nguyên tất cả những gì đã xa rời bản chất thuần chơn hay công năng tiến hóa của một chủ thể hay của những cộng đồng nhân sanh. Tức là tái tạo-bảo tồn sau thời kỳ phân hóa-đào thải.
Đức Chí Tôn có dạy:
"Càn Khôn trẻ muốn chung cư thất,
Thiên địa con toan động tác thành;
Ngưỡng cửa viên dung là chữ nhất,
Không tìm sao thấy ở hình danh?"3
Vi nhân: Công cuộc cứu độ Kỳ Ba nhất thiết khắc trị căn bệnh vong bản, vong thân, đánh mất lòng nhân ái, bỏ quên cương vị làm người chân chính. Tóm lại là phục hồi nhân bản và phụng sự nhân sanh.
"Vi nhân tử tài thành nhân vị,
Phật thánh tiên nhứt lý do hà;
Vô tư vô dục vô tà,
Từ bi bác ái trung hòa lợi sanh."
Với ý thức hệ Cao Đài, tức ý thức hệ Đại Đạo, chúng ta càng khẳng định ý nghĩa mục đích của công cuộc khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
"Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương."4
______________________________________
1. The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary ↩
2. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 15-01 Giáp Dần (06-02-1974) ↩
3. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-03 Tân Hợi (10-04-1971) ↩
4. Đức Vạn Hạnh Thiền Sư; Trúc Lâm Thánh Đức Thiền Điện, Tuất thời, 07-03 Giáp Dần (30-03-1974) ↩
chương 1.
TỔNG QUAN VỀ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI
1. Định nghĩa
1.1. Ý thức hệ
Con người là những cá thể và quần thể sống có suy nghĩ, có tư duy. Sự suy nghĩ hay tư duy giúp cho con người có tư tưởng.
Giữa tư tưởng và ý thức có một mối liên hệ mật thiết. Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy:
“Tư tưởng là gồm những ý thức trưởng thành để linh động hóa tiềm năng vô cùng của con người.”[1]
Những tư tưởng dẫn dắt nếp sống, đường lối hành động của con người, vạch ra mục đích cuối cùng của một tập thể, một dân tộc hay nhiều dân tộc gọi là “Ý thức hệ” (Ideology).
Trong “The American Heritage Illustrated Encyclopedic Dictionary”, ý thức hệ được định nghĩa:
“Ý thức hệ là phần trọng tâm hay chính yếu của tư tưởng, phản ảnh các nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tập thể hay một nền văn hóa.”
“Ý thức hệ là một hệ thống học thuyết hay tín ngưỡng làm nền tảng cho một hệ thống chính trị, kinh tế hay các hệ thống khác.”[2]
Còn theo Encyclopaedia Britannica:
“Ý thức hệ là một hình thức triết học về xã hội hay chính trị, trong đó, những yếu tố thực tiễn đóng một vai trò quan trọng ngang bằng với những yếu tố lý luận. Đó là một hệ thống tư tưởng mang khát vọng đối với cả việc lý giải thế giới lẫn việc cải tổ thế giới.”[3]
Một số định nghĩa trong những tài liệu khác:
- Một hệ thống quan điểm đặc biệt về đời sống con người hay về văn hóa.
- Một phương cách hay nội dung tư duy đặc thù của một cá nhân, một tập thể hay một nền văn hóa.[4]
- Một khuynh hướng thể hiện bản chất tư tưởng của một tập thể hay một quốc gia.[5]
Trong Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau:
“Ý thức hệ là hệ thống tư tưởng và quan điểm thường phản ảnh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các từng lớp xã hội.”
Như vậy, khác với những loại học thuyết khác, ý thức hệ có những đặc điểm:
- Là một triết thuyết về xã hội nhân sinh;
- Chứa đựng một sự đồng hành giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và thực tiễn;
- Mang tính chất chỉ đạo về mặt thực hành cho một cộng đồng (đoàn thể, cá nhân, tôn giáo, tổ chức,…) đạt được đến mục đích của mình.
1.2. Ý thức hệ Cao Đài(ý thức hệ Đại Đạo)
Chủ đề “Ý thức hệ Cao Đài” hay “Ý thức hệ Đại Đạo” đã được Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo giáng cơ giảng dạy tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý vào Rằm tháng Giêng năm Giáp Dần 1974. Nghiên cứu bản thánh giáo này, ta có thể xác lập một định nghĩa về “Ý thức hệ Cao Đài”.
Trong đàn cơ này, Đức Lý Giáo Tông đặt vấn đề như sau:
“Chư hiền đệ hiền muội là những người chức sắc, chức việc, tín đồ, đạo hữu, trong các hội thánh, giáo hội, thánh thất, thánh tịnh, toàn thể trong Đại Đạo, thì đã có ít nhiều liên hệ hay hiến thân để phục vụ Thánh Thể của Đức Chí Tôn. Điều mà Bần Đạo muốn nói hôm nay là hình thể đạo và giáo thuyết hay ý thức hệ Cao Đài.”[6]
Rồi Ngài lại đặt câu hỏi:
“Chư hiền đệ hiền muội có nghĩ về giáo thuyết hay ý thức hệ Cao Đài?”[7]
Như vậy, Đức Lý Giáo Tông đã sử dụng “ý thức hệ” và “giáo thuyết” như là hai danh từ đồng nghĩa: Ý thức hệ Cao Đài chính là giáo thuyết Cao Đài.
Từ đây, ta đi đến định nghĩa như sau.
Ý thức hệ Cao Đài là hệ thống giáo thuyết Cao Đài. Đó là một hệ thống tư tưởng và quan điểm, đúc kết từ đức tin, lý tưởng và ý thức sứ mạng Cao Đài, được đặt trên nền tảng vũ trụ quan và nhân sinh quan, thể hiện mục đích, tôn chỉ, và lập trường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, làm nguyên tắc chỉ đạo cho sự sống đạo, hành đạo và thi hành sứ mạng của người tín đồ Đại Đạo trong công cuộc cứu thế kỳ ba.
Ý thức hệ Cao Đàicũng chính là ý thức hệ Đại Đạo. Thật vậy, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
“Ý thức hệ chơn chính Đại Đạo đã quá sáng tỏ, làm chói mắt cả thế nhân; rồi nhân thế lại tưởng tượng rằng chân lý của Đại Đạo chỉ là ánh sáng trong tầm mắt hạn hẹp, hay tưởng tượng quẩn quanh của riêng mình mới thật đáng thương. Cao Đài không là Cao Đài, đó chính thị là Cao Đài.”[8]
Trong một đàn cơ khác, Ngài cũng đã đề cập đến “ý thức hệ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong buổi hạ nguơn nầy.”[9]
Những sự kiện này cho thấy rằng ý thức hệ Cao Đài là ý thức hệ Đại Đạo.
Trong ý thức hệ Đại Đạo, sự song hành giữa lý thuyết và thực hành, giữa lý tưởng và thực tiễn, giữa tinh thần và vật chất, tâm linh và nhân sinh, đã được Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy như sau:
“Ý thức hệ đã ràng buộc con người với con người trong thế giới 1hiện hữu. Dầu muốn hay không muốn thì tâm vật song hành, hai phương diện trong một con người. Lìa vật không có tâm, bỏ tâm không có vật. Thế nên sứ mạng đại thừa là thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh hòa mình trong xã hội nhân loại. Thể dụng ứng biến hình danh công cụ tâm vật bình hành. Tất cả đều hoàn hảo trong một cuộc sống ung dung tự do tự toại"[10]
Trước khi nhận định về ý thức hệ Cao Đài một cách toàn diện, chúng ta hãy khảo sát từ nguồn gốc đến nền tảng, cơ cấu của ý thức hệ này, bao gồm:
- Trọng tâm của đức tin Cao Đài
- Lý tưởng Đại Đạo
- Sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Do
- Nền tảng tư tưởng Cao Đài
- Đường lối hành đạo và sống đạo
Đó chính là nội dung cơ bản của Ý thức hệ Cao Đài mà chúng ta có thể nắm vững bằng một sơ đồ hệ thống.
Cuối cùng, sự lý giải các hệ quả của ý thức hệ được xem như là một kiểm chứng xác minh hệ thống tư tưởng và quan điểm của ý thức hệ hoàn toàn phù hợp với nền giáo lý Đại Đạo bao gồm mục đích, tôn chỉ, lập trường và đạo pháp, từ giáo thuyết đến thực tiễn.
2. Đức tin Cao Đài
Sử đạo cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa có đến lúc lập thành vững chắc nơi những người môn đệ đầu tiên là cả một biến chuyển kỳ diệu và trọng đại trong một thời gian ngắn ngủi để khai minh Đại Đạo.
Giai đoạn lịch sử ấy, trước hết xác minh sự hiện hữu của vũ trụ tâm linh. Nói đúng hơn, xác minh vũ trụ là một Càn Khôn thống nhất, một tổng thể của sự sống hữu hình lẫn vô hình.
Đức tin Cao Đài xác minh vũ trụ tâm linh có những giai tầng tiếp diễn con đường tiến hóa của vạn hữu, mà sự thoát xác vĩnh viễn của con người là một chuyển biến thăng hoa siêu việt. Nếu tâm linh tại thế đã tiến hóa, chủ thể tâm linh xuất thế sẽ tiếp tục tiến hóa cao hơn.
Cứu cánh tiến hóa phải đạt đến tâm linh viên mãn. Và trong vũ trụ chỉ có một tâm linh viên mãn tuyệt đối là THƯỢNG ĐẾ.
Huyền diệu thay, ân đức lớn lao thay cho nhân loại thời hạ nguơn này, Thượng Đế đã đem đến đức tin đó để con người tự tin khả năng tiến hóa đến tột bậc vì đang mang Bản thể của Ngài.
Nhưng con người phải tin rằng, con đường tiến hóa chỉ có thể là con đường đạo đức. Không theo con đường đạo đức sẽ thoái hóa.
Thật ra đức tin trên đã được các bậc giáo chủ, thánh nhân rao giảng từ nghìn xưa. Nhưng lần này, chính đấng Giáo chủ của tất cả giáo chủ là Thượng Đế trực tiếp khải ngộ con người và đem cả vũ trụ tâm linh tác động vào tâm thức nhân sinh như một đặc ân cuối cùng để tận độ.
Con đường tiến hóa vẫn diễn tiến theo luật tự nhiên, nhưng cơ cứu độ kỳ ba là cơ hội thoát hóa mau chóng nhất nếu biết hướng thượng.
Đó là niềm tin đặc biệt vào Tam Kỳ Phổ Độ.
Tuy nhiên, Thượng Đế mở cơ phổ độ tam kỳ không phải chỉ là một cuộc gieo rắc đức tin về sự hiện hữu của Thượng Đế, mà chủ yếu là để loài người biết được ý nghĩa của sự hiện hữu của mình. Thượng Đế là tuyệt đích của cuộc tiến hóa, nhưng Ngài không phủ định giá trị con người. Biết làm người rồi sẽ biết làm Tiên Phật.
Trong đức tin Cao Đài, con người không phụng sự cho Thượng Đế mà phải phụng sự cho nhau, lấy tình thương cải tạo cho nhau để xây dựng Thiên Đàng tại thế gian:
“Thượng Đế không kêu gọi con người phụng sự cho Thượng Đế, mà con người hãy cải tạo để xây dựng Thiên Đàng cho con người và thế giới ở trên đời.”[11]
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
“Thượng Đế không ngự trên vật thể vô tri, mà trái lại Thượng Đế ngự trong Tâm tháp ngà của tâm hồn nhân loại. Hình thể Đạo chỉ mượn đó để thể hiện Thánh Thể Chí Tôn tại thế.
Thượng Đế không là một hình bóng của thần tượng, nhơn tượng hay vật tượng. Chính biểu tượng Thiên Nhãn cũng chỉ là tạm mượn để gởi gấm chơn lý trong một cụ thể chủ quan mà thôi. Chính vì vậy, kiến tạo hình thể Đạo có được giá trị cùng chăng, là phải có nhơn tâm làm chứng thị.
Giá trị của nhơn sanh giác ngộ sẽ định vị cho hình thể đạo của từng địa phương.
Chư hiền thử nghĩ! Người nông phu nào cũng gieo mầm trên thửa ruông mầu mỡ mà không bao giờ gieo trên tấm thảm nhung tơ, dầu thảm đó có thêu đẹp muôn màu nhưng giá trị của tấm thảm vẫn là tấm thảm để trang trí kiêu xa, chớ làm gì khơi động được mầm sinh sôi bất tận. Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhơn loại. Vì vậy nhơn tâm Đạo phải phát khai, phải sum sê tàng lá. Thửa ruộng không được chăm sóc màu mỡ thì bông lúa nào được nặng trĩu đua chen.
Nền Đạo không được khai minh thì nhơn tâm quá ư là ít ỏi. Người chèo Thuyền Bát Nhã, kẻ phát độ cành dương là cần vớt cho hết người chết đắm, cứu cho cùng khắp kẻ nạn tai, nào phải đợi người lụy dòng trèo lên thuyền cứu độ hay kẻ bệnh ngặt đến hứng giọt cam lồ rồi đành bảo bởi vô minh duyên nghiệp làm cho sóng dập kiếp phù sinh. Có tập thể là phải có tổ chức. Hành chánh Đạo không phải để phục vụ cho Thượng Đế. Thượng Đế nào có cần chi, nhưng thế sự chỉ để phục vụ cho nhơn sanh tất cả.”[12]
Vậy, khi đã có đức tin, đã có hành trang thiết yếu nhất, thì người giác ngộ phải tự khẳng định chính mình là một hành giả mang lấy sứ mạng vi nhân. Thượng Đế không làm thay sứ mạng cho con người.
Cho nên sau khi đem đến đức tin, Thầy đã dạy môn đệ cử hành đại lễ Khai minh Đại Đạo.
Đại Đạo khai minh là mở đại cuộc chuyển hóa nhân tâm và xây dựng đời thánh đức cho thế giới nhân loại, mà người hành động, người thực hiện chính là hàng giác ngộ đã có đức tin. Từ đây, người tín đồ, người môn đồ trở thành người sứ mạng, bên cạnh đức tin, mang thêm lý tưởng, lý tưởng Đại Đạo.
2.1. Đức tin hướng về Thượng Đế
“Có Thượng Đế hay không có Thượng Đế” là một vấn nạn mà những câu trả lời CÓ và KHÔNG đã làm phát sinh biết bao tư tưởng, triết thuyết và ngay cả giáo thuyết khác nhau, mâu thuẫn nhau. Từ đó trở nên một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ triền miên giữa nhân loại.
Khai Đại Đạo TAM KỲ PHỔ ĐỘ là đánh lên tiếng đại hồng chung dứt khoát tư tưởng rằng sự hiện hữu của Ngài là đương nhiên và được khẳng định bằng :
2.1.1. Sự thân hành giáng thế, dạy dỗ nhân sanh. Ngài đến thế gian để vận hành Đại Đạo, hiệp cả vạn sanh, và quy nhất mọi tư tưởng.
“Chính mình Thầy đến chốn Nam Bang,
Mượn đất đem gieo mối Đạo vàng.
Tưới nước vun phân Nho Thích Lão,
Nâng cành sửa lá Pháp hòa Tăng.” [13]
Dĩ nhiên, Ngài đến bằng thiên điển vô vi, vì nếu Ngài hiện thân hữu hình thì không phải là Thượng Đế nữa.
“Thầy sắp cuộc dinh hoàn tái tạo,
Dụng huyền linh Đại Đạo vận hành,
Quyền Thầy hiệp cả vạn linh,
Đông Tây kim cổ lập thành tương lai.”[14]
2.1.2. Những quyền năng ấy ai cũng hiểu rằng chỉ có sức Trời mới làm nỗi, nhưng hiện nay chưa bày tỏ ra hết được. Và sự khẳng định gần gũi nhất về Thượng Đế đối với người tín đồ Cao Đài là Ngài đã nhận làm một vị Thầy trực tiếp, mà cả nhân sanh đều vừa là môn đồ, vừa là con cái của Ngài:
- Trước tiên Ngài truyền Tân Pháp cho môn đệ đầu tiên là Ngài Ngô Văn Chiêu. Đức Ngô đã đắc đạo tại thế, tức đã chứng nghiệm Thượng Đế.
- Kế đến, Ngài thâu nhận 12 người đệ tử để trao quyền pháp lập Đạo, khai Đạo. Và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã được khai minh mà cơ cấu Tam Đài (Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài) đã thể hiện thánh thể Đức Chí Tôn tại thế. Bởi vì Tam Đài hiệp đồng hành đạo tức máy Đạo vận hành, tức Đạo chuyển. Đạo chuyển ra thực tướng và giác ngộ chúng sanh, đương nhiên, chứng thị quyền năng của Thượng Đế vậy.
2.1.3. Thế nên, một THẦY mà cứu rỗi cả nhân loại thì chỉ với tác năng của Đại Đạo mới làm nỗi chứ không thể dùng sự vận động riêng của một tôn giáo nào. Nên chỉ Thượng Đế mới có thể làm Giáo chủ của Đại Đạo, nên Thầy phán :
“Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa.”
Và
“Chẳng một ai dưới thế này còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn cho nhân loại.” [15]
2.1.4. Những yếu tố khẳng định trên đây dầu sao cũng chỉ là chứng lý, chỉ có thực chứng bằng tâm mới khẳng định quyết nhiên.
Nên lần này Thầy không muốn nhân sanh chỉ xác tín Thượng Đế là Chúa tể Càn khôn mà phải xác tín Thượng Đế tại Tâm:
“Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Chẳng cần hạ giới dựng cao ngôi.
Sang hèn trối kệ tâm là quí,
Tâm ấy tòa sen để Lão ngồi !”[16]
Và:
“Tâm con là chỗ chí linh,
Là nơi hiệp nhứt nhân sinh cùng Thầy.”[17]
Nên từ thuở khai đạo (1926), đối với chư Tiền bối, Thầy đã nhấn mạnh: lấy Tâm làm nơi Thiên nhơn hiệp nhứt. Ví dụ:
“ Tr…, đã thọ lịnh Thầy, con đi đâu Thầy theo đó. Lời đạo đức trong miệng con nói ra, ấy là lời của Thầy bố hóa tâm trí con đặng đi truyền Đạo; tùy cơ mà dạy kẻ, một mình con đâu đủ sức phục người…”
“ Thầy đã hằng ngày nói với con rằng: muôn việc chi Thầy đã bố hóa vào lòng con. Như con tính điều chi, tức Thầy đã định rồi. “[18]
“Ngọc Kinh thể hiện tại chơn tâm,
Hoàng Đạo kỳ tam chuyển pháp luân.
Thượng hạ trung hòa quy thánh vị,
Đế thiên nhơn địa khối linh quang.
Tá cơ khẩu khẩu tương truyền giáo,
Danh lý tâm tâm ứng diệu thâm.
Cao vị cao ngôi cao đức độ,
Đài trang liên hệ bất ly phân.”[19]
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tin rằng Đức Thượng Đế là Đấng Tối Cao duy nhứt, là Tâm Linh Tuyệt Đối của vũ trụ, là Cha chung của vạn loại. Và Ngài chính là Đức Cao Đài.
2.2. Đức tin hướng về Càn Khôn vũ trụ và Đại Đạo
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tin rằng Càn Khôn vũ trụ bao hàm sự hiện hữu của cả vũ trụ tâm linh lẫn vũ trụ hữu hình. Đồng hiện hữu và có tương quan với vũ trụ hữu hình đang tiến hóa, vũ trụ tâm linh mở ra lý tưởng tiến hóa cho chúng sanh.
2.2.1. Vũ trụ được bao hàm trong Bản thể
Vũ trụ được bao hàm trong Bản thể. Đây là nguyên lý tuyệt đối, tối thượng của vũ trụ. Không xác tín Bản thể, không thể giải đáp mọi căn đề của vũ trụ vạn vật.
Bản thể này Đạo Lão gọi là Đạo, là Tiên Thiên, là Hư Vô, Vô Vi; Phật gọi là Chơn Như; Nho gọi là Thiên; Dịch gọi là Vô Cực.
Cao Đài gọi Bản thể đó là Hư Vô Chi Khí. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo viết:
“Đạo là gì? Đạo là Hư Vô Chi Khí, Đạo rất mầu nhiệm sâu kín cao siêu. Trước khi có Trời Đất đã có Đạo. Vậy Đạo đã tạo nên Càn Khôn Võ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm Khí Hư Vô mà sanh hóa mãi mãi.”[20]
Vậy, vũ trụ không phải là không gian trống rỗng mà tràn ngập một siêu thể vô hình tự hữu, hằng hữu có trước Trời Đất nên gọi là Khí Hư Vô Tiên Thiên. Tuy không hình (Vô) mà lại có (Khí). Nhưng nếu Khí ấy chỉ như nước biển cả để cho muôn loài thủy vật bơi lội sinh sống trong đó thì chưa đủ gọi là Bản thể.
Bản thể vừa là nguồn gốc của thể chất, vừa là siêu năng lượng, vừa là cơ nguyên hóa sanh, vừa là động năng tiến hóa. Vì vậy, Bản thể còn được gọi là Đạo.
2.2.2. Vũ trụ vận động biến dịch không ngừng để sinh hóa và tiến hóa
Đức Khổng Tử đứng bên dòng sông từng thốt lên: "Chảy trôi như thế suốt đêm ngày!". Cũng với dòng sông, triết gia Hy Lạp Héraclite (trước công nguyên) lại nói: "Không ai vào được cùng một dòng sông hai lần...mọi sự phân tán rồi lại hội hiệp." Đó là hiện tượng thiên nhiên biến đổi không ngừng mà kiếp sống và cuộc đời của con người cũng không lúc nào cố định.
Thực chất của vận động biến dịch không ngừng trong vũ trụ tuy có sinh có diệt, có ẩn có hiện, nhưng đó là cái động của Đạo để tạo hóa vạn hữu và thúc đẩy vạn hữu tiến hóa.
"Lý vô thể, Đạo lại vô hình
Hình thể là do Đạo phát sinh;
Nắm mối tương quan tìm Đạo lý,
Mới hay có nẻo đến hư linh"[21]
Sự vận động sinh hóa trong vũ trụ tuy quan trọng, nhưng công năng vận hành tiến hóa của Bản thể vũ trụ mới là cứu cánh. Nếu trong vũ trụ chỉ có sanh hóa mà không có tiến hóa thì sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật không có ý nghĩa, và tiến hóa không ngừng vì vũ trụ vận hành theo quy luật tuần hoàn, chu nhi phục thỉ.
Thế nên đạo học đã lý giải rằng vũ trụ vạn vật nhất thể, sinh hóa từ nhứt nguyên, tiến hóa đến quy nguyên; tóm tắt trong câu “Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhứt bổn”.
Quy nguyên là đỉnh cao tuyệt đối của con đường tiến hóa vì Nguyên đó là Bản thể vĩnh cửu toàn thiện, toàn tri, toàn năng, biến hóa vô cùng, vi diệu khôn lường.
Các hiền triết Thánh nhân nhận ra rằng cuộc vận hành của vũ trụ diễn tiến theo chu kỳ gồm hai giai đoạn phóng phát và quy hoàn được đánh dấu bằng một chuyển biến quan trọng làm đổi chiều gọi là phản phục. Phản là ngược lại, phục là quay về.
Thánh giáo Cao Đài cũng dạy cho nhân sanh luật phản phục đó của Tạo hóa để ứng dụng đườngtu giải thoát :
"Kìa máy Tạo phát thâu luân động,
Cực âm rồi mầm sống hiển dương;
Phục sinh là Đạo hằng thường
Hằng thường trong cõi vô thường là đây"[22]
Niềm tin về sự sinh hóa và tiến hóa của vũ trụ giúp cho người tín đồ Đại Đạo nhìn thấy tương lai của chính mình trong tương lai chung của cả Càn Khôn vũ trụ.
2.2.3. Đức tin nơi Đại Đạo
“Đại Đạo vốn con đường thông suốt,
Đại Đạo là ngọn đuốc Thiêng Liêng,
Sáng soi khắp cả các miền,
Thượng, trung, hạ giới, lý huyền ẩn vi.”[23]
Đại Đạo là Thiên lý vận hành bất tức cuộc sinh hóa-tiến hóa của vũ trụ vạn vật. Cao Đài tin rằng tất cả các chánh giáo được sáng lập từ Nhứt kỳ đến Tam kỳ phổ độ đều có nguồn gốc Đại Đạo. Vì các hàng Giáo tổ của các tôn giáo đều là sứ giả của Thượng Đế Chí Tôn đến thế gian lập giáo tùy theo phong hóa của các dân tộc nhưng tựu trung cùng hướng về một cứu cánh duy nhất là trở về với Đạo, với Thượng Đế.
Các triết gia Tây phương từng xếp thời kỳ lịch sử nhân loại từ thế kỷ thứ 6 trước CN đến Chúa Ki-Tô là Thời trục . Thời trục là cái trục của những tư tưởng sáng chói nhất của nhân loại do các bậc Giáo tổ lập nên, từ Đức Thích Ca đến Đức Lão Tử, Khổng Tử và Đức Ki-Tô. Cái trục tư tưởng vĩ đại đó là nguồn gốc của nhiều nền triết thuyết đạo đức Đông Tây.
Ngày nay, khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, không có các Giáo tổ lập nên một thời trục khác mà chính Thiên thượng và Thiên hạ sẽ hợp nhứt thành một bầu Càn Khôn của Đại Đạo mới đủ sức cứu độ toàn nhân loại.
Những gì có giá trị phổ quát, trường cửu, đại đồng và tiến hóa mới có chỗ đứng trong Càn Khôn Đại Đạo.
Thế nên, đừng ai lầm tưởng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một tôn giáo, cũng không phải là một tôn giáo lớn; Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một ĐẠI CUỘC THIÊN CƠ vô tiền khoáng hậu, trong đó mọi tôn giáo phải hoàn toàn từ bỏ chấp trước hình thức, giáo điều để khai phóng tâm linh con người về với Chân lý duy nhứt là Thượng Đế.
“Người vẫn tưởng Cao Đài - tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương;
Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường,
Tam nguơn chuyển thế định phương phục hoàn.”[24]
Tam kỳ phổ độ đã khẳng định ý nghĩa tích cực của Đạo. Đạo là cuộc dịch biến tuần hoàn, là con đường tiến hóa, là chu trình quy nguyên, là tiến trình hiệp nhứt giữa cá thể với toàn thể, giữa con người với vũ trụ.
Khai minh Đại Đạo, Đức Giáo chủ Cao Đài muốn nhân sanh hiểu Đạo và hành Đạo theo ý nghĩa ấy.
Câu thánh ngôn sau đây đã khẳng định mối tương quan mầu nhiệm, vĩnh cửu giữa mỗi con người, mỗi chơn linh, với Thượng Đế, với vũ trụ, với Đại Đạo :
“Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền Tạo Hóa để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian, mà các con gọi là đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại. (…) Các con đã sinh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng Thiên Vô Cực.”[25]
Vậy, Đại Đạo chính là lẽ sống, lẽ tiến hóa của con người. Nếu tu chánh đạo, hành chánh đạo, tức là noi theo Đại Đạo, thì nhứt thiết con người sẽ tiến hóa trở về hiệp nhứt với Đại Linh Quang nơi cõi Thượng Thiên. Ngược lại như Đức Ki-Tô đã nói, nếu gọi là tu hành mà: “Bán rẻ giác quan cho vọng thức, đi mua vui trên sự khổ sở của tha nhân, đi vay mượn một mỹ từ tín ngưỡng để khuây khỏa nỗi sầu riêng”[26]; tức là chưa hiểu Đạo, lạc lầm theo dục vọng, thì tu muôn kiếp cũng chưa thoát khỏi luân hồi!
2.3. Đức tin hướng về con người
Ý thức hệ Cao Đài không chỉ hướng niềm tin vào Thượng Đế mà còn đặt một đức tin mạnh mẽ hướng về con người, về nhân loại, vì:
“Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhơn loại.”[27]
Sự cứu rỗi đối với mỗi cá nhân nằm ngay chính trong tâm của mỗi cá nhân.
- Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, mới đây đã thực hiện một bảng thống kê gọi là “Good Country Index” [28]để đánh giá khả năng đóng góp cho nhân loại dựa theo thông tin của Liên Hiệp Quốc và World Bank. “Good Country Index” phân tích đóng góp của 125 nước trên các mặt khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe.
-
Thật ra, phần lớn người dân nước nào, sinh ra và lớn lên đều có cơ hội đóng góp cho nhân loại ít nhiều ở các phương diện khác nhau.
Đối với một cá nhân, được học hành đàng hoàng, biết vâng lời cha mẹ, hòa ái với anh em, lớn lên có một nghề làm ăn lương thiện, đương nhiên làm tròn bổn phận đối với chính mình, với gia đình và góp phần xây dựng xã hội. -
Những nhà giáo dục đào tạo, ở vùng sâu, vùng xa hay thành thị, giảng dạy cho bất cứ cấp lớp nào đều là những người xây dựng con người, trong đó đã và đang có những hạt nhân trở thành nhân tài phục vụ dân tộc và cả thế giới. Việt Nam không thiếu những nhà khoa học, nhà phát minh, nhà văn hóa, văn học, nghệ thuật . . .được quốc tế tôn vinh.
Những nhà cách mạng giải phóng dân tộc, nhà đấu tranh cho nhân quyền chí đến người chiến sĩ yêu nước chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc đều đóng góp cuộc đời và cả tính mạng cho hòa bình và phát triển của nhân loại nói chung.
- Một là tự cho kiếp người là cùng khổ, đời người không có ý nghĩa.
- Hai là cho rằng cuộc sống là một cuộc hưởng thụ.
Cả hai thái độ đều vô tình hay cố ý đánh mất giá trị “vi nhân”. Thế nên, để đạt được mục đích của Đại Đạo trong thời Hạ nguơn điêu tàn này, Tam Kỳ Phổ Độ có sứ mạng khẳng định lại con nguời chính danh, con người đúng nghĩa, con người cho thiệt con người.
Sự khẳng định đó được thực hiện trên các phương diện:
- Tầm kích vũ trụ của con người
- Sứ mạng vi nhân của con người, đặc biệt là sứ mạng Tam kỳ phổ độ.
2.3.1. Tầm kích vũ trụ của con người.
Về cấu thể, con người là một bộ máy sống động, có đủ âm dương Ngũ hành như Trời Đất. Về tâm linh, con người đồng tính, nhất thể với Trời Đất. Về công năng, con người có thể cộng thông với Trời Đất.
Đại Đạo khẳng định tầm kích vũ trụ của con người, nhưng muốn đạt đến tầm kích ấy chính con người phải khẳng định mình bằng cách BIẾT MÌNH và BIẾT ĐẠO.
Trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển, Thầy dạy:
“Các con còn chưa rõ thấu lý nhân loại là ai? Hôm nay Thầy giải rõ cho các con hiểu biết Thầy là ai, các con là ai.
Con ôi ! Thầy là Đại Thiên địa, con là Tiểu Thiên địa. Thầy có vật báu chi thì Thầy cũng ban cho con đủ báu ấy.
Con người có hai phần: phần thiêng liêng tinh túy với phần vật chất phức tạp, là xác thân, tư tưởng cùng trí của con. Nghĩa là chơn nhơn hiệp với phàm nhơn mới tạo thành các con đó. Nhưng Linh Quang của các con bị bao bọc trong phần thể xác ô trược, với những ý muốn : tham, sân , si chôn lấp tánh linh tận đáy lòng . . .
Đạo chẳng ở đâu xa, chính ở trong mình con đó ! Những bậc thánh triết hiền xưa, những bậc Tiên Phật trước kia cũng mang xác phàm như các con; cũng nhờ sự bền tâm cố gắng, ráng hết sức trau giồi bản tánh mới được rạng rỡ quang minh như tánh Trời đó con ! “[29]
Tóm lại, con người là:
“Là một trong tam tài định vị,
Là muôn trong một lý nhất nguyên.
Con ôi, phú bẩm do thiên,
Máy linh tạo hóa Thầy truyền cho con”.[30]
Bởi vậy, con người phải xác định tầm kích của con người :
“Ta là một trong ba ngôi sánh,
Lấy Đất Trời làm tánh của Ta;
Kể từ vũ trụ có ra,
Tài thành phụ tướng là Ta đương hành.
“Trời bao quát, xanh xanh lồng lộng,
Đất dầy bền, sâu rộng mênh mông.
Ta cùng Trời Đất cộng thông,
Trong ngoài một mối, sắc không chung nguồn. “[31]
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tin rằng con người là chủ thể đã tiến hóa cao nhất trong vạn vật tại thế gian này và có khả năng tiếp tục tiến hóa về nhân sinh lẫn tâm linh.
“Tấm lòng của nhân loại mới chính là nơi chân lý cứu rỗi phát sinh tạo thế an bình cho nhơn loại.”[32]
2.3.2. Sứ mạng vi nhân trong Tam Kỳ Phổ Độ
Điểm đặc biệt rõ nét trong Tam Kỳ Phổ Độ là sự khẳng định con người bằnh chính sứ mạng vi nhân. Nghĩa là con người thắp sáng sự hiện hữu của mình bằng chính cuộc sống đời mà cũng là cuộc sống đạo tại thế gian.
Sứ mạng vi nhân phải là một ý thức đương nhiên của mỗi người, tự nhận rằng mình sanh ra là để thực hiện một giai đoạn tiến hóa cho bản thân, đồng thời góp phần xây dựng cuộc sống an lạc và tiến hóa cho xã hội nhân loại.
Có thể nói rằng, Đại Đạo được khai minh kỳ này là để cứu độ nhân loại, nhưng nếu không có vai trò của chính nhân loại thì không còn ý nghĩa của Tam Kỳ Phổ Độ nữa.
Đức Chí Tôn đã xác định:
“ Hỡi các con, Đại Đạo là bến khởi nguyên của các con, cũng như Xuân là đức Nguyên của vạn vật. (…) Từ bến khởi nguyên, con ra đi, vương một sứ mạng hai đoạn đường: một, đem Đại Đạo lập đời; hai, trở về với Đại Đạo.”[33]
Và Chúa Ki Tô vẫn còn tiếp tục sứ mạng Ngài trong Tam Kỳ Phổ Độ, cất tiếng thiết tha kêu gọi nhân sanh:
“Hỡi những dân tộc đang sống trên quả đất! Hỡi những đàn chiên đang ăn trên cùng một thảm cỏ! Hỡi những người sứ mạng đang phụng sự trên cùng một Tam kỳ phổ độ! Hỡi chư hiền nam nữ!
Sự bình an thật mà Cha Ta đã ban cho, phần đông con người đã đánh mất, thật sự đã đánh mất! Vả chăng còn chỉ là những sự bình an gượng ép, giả tạo bên ngoài, không đáng để làm rạng danh cái Đạo sống của Cha Ta vốn luân lưu trong vũ trụ không thời, vốn tiềm mặc trong thâm cung vạn loại.
Nếu chưa thấy, hãy nhìn sẽ thấy, nếu chưa nghe, hãy lắng sẽ được nghe. (…) Hãy nỗ lực tiến lên trên đường bình an thật. Hãy sống trọn vẹn bằng đức tin trung chính, đem sự an lạc về cho những người anh em chị em dưới tầm tay Thượng Đế là Đấng Cha chung duy nhất, thì tất nhiên, những giống dân đen trắng đỏ vàng, cao thấp, lớn bé, lành dữ, đều là anh em với nhau. Hãy làm đẹp lòng Cha của các ngươi ở trên trời. “[34]
Đó là những lời kêu gọi chính con người phải nhận lấy trách nhiệm tái lập đời thánh đức. Mục đích “Thế đạo đại đồng” của Tam Kỳ Phổ Độ không thể tự nhiên đạt được nhờ phép mầu của Thượng Đế, cũng không thể chờ đợi một đấng Giáo chủ như Nhị kỳ phổ độ. Vì một hay nhiều Giáo chủ có xuất hiện giữa thời đại phân hóa, dẫy đầy đố kỵ cực đoan này đều sẽ bị “đóng đinh trên thập giá” dưới một hình thức nào đó!
Vậy nên, cái Thế pháp Di Lặc để xây dựng đời thánh đức ở Tam Kỳ Phổ Độ, này là một thế- cộng- đồng- liên- kết của mạng lưới con người trung chính, mà mỗi cá thể là một gút lưới, một con người Đại Đạo, một “Chủ nhơn ông Hoàng Cực”
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã khẳng định như thế sau khi giảng về “Thế pháp Di Lặc Hạ nguơn”:
“Đời có được an bình, có lập được Thượng nguơn thánh đức, là chính mỗi con người phải nhận chânmột Di Lặc thực sự ở con người.
Từ bi, Bác ái, Công bình, Chánh trực, Đại đồng, năm căn bản này sẽ thị hiện Di Lặc Thiên Tôn. (…) Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đó là ngôi Hoàng Cực. (…) Phải nhìn vào chính bản thân chư đạo hữu, diệt trừ tam độc, thực hành năm căn bản nói trên, được vậy sẽ đứng vững trong Thế pháp Di Lặc, cùng dự Hội Long Hoa.”[35]
3. Lý tưởng Đại Đạo
3.1. Nền tảng của lý tưởng Đại Đạo
Lý tưởng Đại Đạo được xây dựng trên nền tảng ý thức như sau:
- Ý thức về sứ mạng của bản thân và của dân tộc
Ý thức rằng mình là con tin của Đức Thượng Đế, ý thức khả năng “thiên nhân hiệp nhứt”:
- Ý thức rằng mỗi con người đều có khả năng hành đạo, tham gia cơ đạo cứu độ nhân sanh (Nhơn năng hoằng Đạo, phi đạo hoằng nhơn)
- Ý thức về sứ mạng của dân tộc được chọn: Việt Nam, dân tộc Việt Nam thực hiện sứ mạng Cao Đài để phóng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
- Ý thức về vai trò của tôn giáo trong Tam Kỳ Phổ Độ.
- Hoàn thiện toàn diện con người
- Cứu độ toàn thể nhân loại
Thánh ngôn Đức Chí Tôn:
“Đạo muốn đạt được chỗ bí yếu là cái cứu cánh và tác dụng đó các con. Nếu không đạt được cái cứu cánh và tác dụng đó thì dầu với danh từ nào tốt đẹp hoặc tổ chức nào nói rằng tốt đẹp cách mấy đi chăng nữa cũng không ý nghĩa gì hết. Có phải vậykhông các con?”[36]
Mục tiêu này rất lớn lao nhưng khả thi vào thời Tam Kỳ Phổ Ðộ do đặc ân đại ân xá của Ðức Thượng Ðế, do chánh pháp Thầy truyền, do tiến bộ của thế giới , "Nhân loại đã hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức", do khát vọng giải thoát của nhân sanh.
Ðức Giáo Tông Vô Vi Ðại Ðạo dạy : " Quyền pháp Ðạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhân loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người"
Như thế "tận độ" có nghĩa là cứu độ toàn diện cá thể con người và toàn thể nhân loại. Toàn diện tức gồm đủ hai mặt nhân sinh và tâm linh, toàn thể tức không bỏ sót một thành phần căn cơ nào.
Mục tiêu này được thực hiện bằng cách vận dụng quyền pháp của Ðại Ðạo hiệp nhứt vạn sanh tổng hợp tinh hoa cổ kim của nhân loại, đem lại thái hòa cho toàn thế giới.
3.2. Nội dung của lý tưởng Đại Đạo
Trong một lần giáng cơ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo; Đức Cao Triều Phát đã tóm lược lý tưởng Đại Đạo qua bốn điểm căn bản:
“Đây, Tiên Huynh tóm lược lý tưởng Đại Đạo để các em suy gẫm, nhìn thấy chỗ tối cao, tận thiện, tận mỹ của chánh pháp Kỳ ba:
1. Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị phân chia,