Nên xem qua
- DINH HƯỚNG ĐẠO CAO ĐAI HỘI NHAP QUỐC TẾ Gửi ngày 24/10/2024
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- LỜI DẪN KHAI MẠC HỘI THẢO Gửi ngày 23/11/2024
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
THUẤN ĐIỂN
Gửi ngày 29/10/2014
THUẤN ĐIỂN(1)
Xét về vua Thuấn xưa phải nói là có phong thái tươi đẹp hợp với vua Nghiêu. Sắc sảo, thông minh, văn nhã, sáng suốt; ôn hòa cung kính, đúng đắn thành thực. Đức ngầm ấy thấu đến tai vua Nghiêu, được trao ngôi vua.
Vua Thuấn cẩn thận sửa sang Ngũ điển(2), Ngũ điển được theo. Đưa vào cho trăm quan, trăm quan làm việc trôi chảy. Khách đến bốn cửa, bốn cửa đều vui(3). Đưa vào rừng lớn, dù gió to, mưa sấm vẫn không bị lầm lạc(4).
Nhà vua nói: “Lại đây, ông Thuấn! Xét việc làm và lời nói của ông, đều nói ông có thể làm nên công tích. Ba năm rồi, nay ông khá lên ngôi vua. Ông Thuấn xin nhường cho người khác, cho mình là đức kém không đáng được nối ngôi vua.
Ngày mồng Một tháng Giêng, vua Nghiêu nhường ngôi và vua Thuấn lên ngôi ở miếu Văn tổ(5). Vua Thuấn xem lại máy toàn cơ ngọc hành(6), nhằm điều hòa thất chính(7). Rồi sửa tế loại(8) Thượng đế, tế nhân Lục tông(9), tế vọng các thần núi sông và khắp cả các thần. Thu năm loại ấn ngọc đã ban cho các Chư hầu(10), qua hết tháng Giêng này, tiếp vua Chư hầu và các đầu mục, ban các ấn bằng ngọc cho các vua Chư hầu.
Tháng Hai năm ấy, vua Thuấn đi tuần thú ở phía Đông. Đến núi Đại Tông(11), đốt củi tế vọng các thần núi sông. Đoạn tiếp các chúa phía cận đông, rồi định lại các mùa, ngày tháng cho khớp, đặt ra luật nhạc, cách đo, cách đong, cách cân cho đồng nhất. Sửa lại Ngũ lễ, nhận năm loại ấn bằng ngọc, ba loại lụa, hai giống vật còn sống, một giống vật chết rồi(12) để làm lễ chế, các thứ như năm loại ngọc, xong lễ thì trả. Tháng Năm đi tuần thú phương Nam. Đến Nam nhạc(13), lễ cũng như lễ ở núi Đại Tông. Tháng Tám đi tuần thú phương Tây, đến núi Tây nhạc(14), các lễ cũng như trước. Tháng Mười Một đi tuần thú phương Bắc, đến núi Bắc nhạc(15), lễ cũng như ở phương Tây. Khi về, về đến miếu Nghệ tổ(16), dùng bò để cúng. Năm năm vua đi tuần thú một lần, các vua Chư hầu bốn phương lần lượt các năm vào chầu. Tâu bày bằng lời, xét công trạng rõ ràng, được thưởng xe và y phục để dùng.
Bắt đầu đặt mười hai châu, phong mười hai quả núi làm sơn trấn, đào vét sông. Cho dân biết hình phạt đã đặt có tội Ngũ hình(17), có tội nhẹ; có hình phạt dạy bảo bằng đánh đòn, có hình phạt bằng vàng để chuộc tội. Người lầm lỡ được tha, kẻ cậy thế mà tái phạm thì xử nặng. Cẩn trọng, phải cẩn trọng vậy! Việc hình phạt phải hết sức cẩn trọng.
Đày Cung Công lên U Châu, an trí Hoan Đâu vào Sùng Sơn, đuổi Tam Miêu ra Tam Nguy, xiềng Cổn ở Vũ Sơn; xử bốn tội ấy mà thiên hạ đều phục.
Hai mươi tám năm, nhà vua mất(18). Trăm họ thương xót như mất cha mẹ, trong ba năm, trong bốn biển không hề có tiếng nhạc bát âm(19).
Ngày mồng Một tháng Giêng, vua Thuấn đến tế ở miếu Văn tổ(20). Họp bàn với Tứ nhạc, mở bốn cửa, mắt trông rộng bốn phương, tai nghe khắp bốn phía.
“Này, hỡi các quan coi mười hai châu!” Ta bảo: “Việc làm đủ ăn nhờ hợp mùa! Vỗ về người ở xa, chăm nom kẻ ở gần, thân người có đức, tin người có nhân, cự tuyệt kẻ gian ác, các nước man di đều tòng phục”.
Vua Thuấn nói: “Này! Các quan Tứ nhạc: Có ai có thể hăng hái mở mang công nghiệp vua Nghiêu? Để ta sai ở chức Bách quỹ, làm việc sáng suốt, giúp mọi loài?” Các quan đều thưa: “Có ông Bá Vũ, hiện làm chức Tư không”. Nhà vua nói: “Tốt. Này! Ông Vũ: Ông đã chinh phục được việc thủy thổ(21). Nay gắng giữ chức này!” Ông Vũ dập đầu lạy, xin nhường cho ông Tắc, ông Tiết đến ông Cao Dao. Nhà vua nói: “Tốt rồi! Ông đi làm đi!”.
Nhà vua nói: “Ông Khí! Dân đau khổ vì đói, ông làm chức Hậu tắc, theo thời vụ gieo bách cốc”.
Nhà vua lại nói: “Ông Tiết! Trăm họ không thân nhau, Ngũ phẩm(22) không thuận. Ông làm chức Tư đồ, kính cẩn dạy trăm đạo ấy, cốt ở khoan hậu”.
Nhà vua lại nói: “Ông Cao Dao! Man di quấy nhiễu Hoa hạ, giặc giã gian nhũng. Ông làm chức Sĩ. Năm hình phải cho chúng phục, năm tội về luật hình, xử ở ba nơi(23). Cứ xử công minh thì khắc được tin yêu”.
Nhà vua lại nói: “Ai giúp coi việc bách công?” Các quan đều thưa: “Ông Thùy vậy chăng!” nhà vua nói: “Tốt. Này! Ông Thùy, ông làm chức Cung công”. Ông Thùy dập đầu lạy, xin nhường cho ông Thù, ông Tường đến ông Bá Dư. Nhà vua nói: “Tốt rồi! Ông đi làm đi! Ông làm là xứng đáng”.
Nhà vua nói: “Ai có thể giúp ta coi việc trên núi cao, dưới nước thấp, chim muông?” Các quan đều thưa: “Ông Ích vậy chăng?” Nhà vua nói: “Tốt. Này ông Ích! Ông làm chức Ngu cho trẫm”. Ông Ích dập đầu lạy, xin nhường cho ông Chu, ông Hổ, ông Hùng, ông Bi. Nhà vua nói: “Tốt rồi, ông đi làm đi! Ông làm là xứng đáng”.
Nhà vua nói: “Này, quan Tứ nhạc! Có ai coi được ba lễ(24) cho ta?” Các quan đều thưa: “Có ông Bá Di!” Nhà vua nói: “Tốt. Này ông Bá! Ông làm chức Trật tông, sớm tối phải kính cẩn, một niềm chính trực và một niềm thanh khiết”. Ông Bá dập đầu lạy, xin nhường cho ông Quỳ, ông Long. Nhà vua nói: “Tốt. Ông làm đi! Hãy cung kính!”
Nhà vua nói: “Ông Quỳ! Ta giao cho ông coi việc nhạc, dạy các con trưởng(25): Thẳng thắn mà ôn hòa, khoan dung mà nghiêm túc, cứng rắn mà không ngạo ngược, giản dị mà không ngạo mạn. Thơ nói chí, ca làm cho lời dài, thanh cũng được dài, luật hòa với thanh(26). Tám âm(27) khắc hài hòa, các cung bậc không lấn nhau, thần và người cũng được hài hòa”.(28) Ông Quỳ nói: “Ồ! Tôi xin gõ vào đá, vỗ vào đá, trăm loài thú đều đua nhau múa”.
Nhà vua nói: “Ông Long! Ta ghét lời dèm pha làm hại việc tốt, làm dân ta sợ. Ta giao cho ông làm chức Nạp ngôn, sớm tối xét các lời bàn ra bàn vào, phải đúng đắn”.
Nhà vua nói: “Này! Hỡi hai mươi hai vị các ông(29), hãy kính cẩn! Theo thời mà làm việc trời cho”. Ba năm thăng chức đối với quan tối tăm hay quan sáng suốt, các việc đều tốt đẹp. Chia đuổi được Tam Miêu.
Vua Thuấn năm ba mươi tuổi được mời, làm việc ba mươi năm(30), năm mươi năm sau thì mất.
BBT sưu tầm
__________________________________________________________________
1- Trong Kim Văn Thượng Thư không có thiên này mà nhập vào thiên Nghiêu điển.
2- Ngũ điển: Tức Ngũ luân, đó là: Phụ tử, quân thần, phu phụ, trưởng ấu và bằng hữu.
3- Bốn cửa: Chỉ bốn cửa thành, nơi đón Chư hầu bốn phương.
4- Chỉ việc vào rừng chống lũ không hề sai sót.
5- Văn tổ: Thủy tổ
6- Toàn cơ ngọc hành: Máy móc trắc nghiệm thiên văn.
7- Thất chính: Mặt trời, mặt trăng và các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
8- Tế loại: Lễ tế trời làm ở ngoại thành.
9- Tế nhân lục tông: Tế sáu vị thần tôn kính; đó là: Thần bốn mùa; Thần nóng rét; Thần mặt trời; Thần mặt trăng; Thần sao và Thần thủy, hạn.
10- Năm loại ngọc đã ban cho các chư hầu: Tùy chư hầu mà ban ấn ngọc, có năm loại: Tước Công ấn ngọc hoàn khuê; tước Hầu ấn ngọc thân khuê; tước Bá ấn ngọc cung khuê; tước Tử ấn ngọc cốc bích và tước Nam ấn ngọc bồ bích.
11- Đại tông: Tức núi Thái Sơn
12- Ngũ lễ: Năm lễ đó là: Cát, hung, quân, tân, gia. Năm loại ngọc, như trên; ba loại lụa là đỏ, đen, vàng; hai giống vật sống là dê, nhạn; một chết là trĩ.
13- Nam nhạc: Núi Hoa Sơn, thuộc tỉnh Hồ Nam
14- Tây nhạc: Núi Hoa Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây
15- Bắc nhạc: Núi Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây
16- Nghệ tổ: Cao tổ
17- Ngũ hình: Năm hình phạt; đó là mặc (thích chữ lên mặt), tỵ (cắt mũi), phị (cắt gót), cung (thiến), đại tích (xử tử)
18- Nhà vua mất: Chỉ vua Nghiêu; vua 16 tuổi lên ngôi, 70 năm ở ngôi, 3 năm thử vua Thuấn, 28 năm thích chính, mất năm 117 tuổi.
19- Bát âm: Tám âm: Kim, thạch, ty, trúc, bào, thổ, cách, mộc
20- Văn tổ: Thủy tổ, chỉ việc vua Thuấn lên ngôi
21- Bá Vũ là con Sùng Bá Cổn làm chức Tư không, có công chống lụt mở đất
22- Ngũ phẩm: Năm phẩm, cũng tắc ngũ điển (xem trên). Chức Tu đồ thời ấy dạy cha con tình thân, vua tôi thì nghĩa, vợ chồng có biệt, anh em có tự và bằng hữu thì tín.
23- Trong năm hình phạt đã nói ở trên, có ba hình phạt là Đại tích, xử ở chợ; Tỵ, Phị và Cung xử ở phòng nuôi tằm (kín gió) và tội Mặc xử ở nơi kín đáo.
24- Ba lễ: Lễ tế trời, tế đất, tế các vị thần
25- Các con trưởng: Chỉ chung con trưởng của Vua, Khanh, Đại phu
26- Luật: Có sáu luật dương, đứng đầu là luật Hoàng chung. Thanh có Ngũ thanh là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ
27- Tám âm tức Bát âm, xem chú ở trên. Thanh hòa thì tạo nên tám âm hài hòa.
28- Nhạc này dùng để tấu ở triều đình và ở tổng miếu, vì nói thần và người đều được hài hòa
29- Hai mươi hai vị quan: Sáu người mới là: Vũ, Thùy, Ích, Bá Di, Quỳ, Long cùng Tứ nhạc (4) và mười hai vị Châu mục.
30- Theo Sử ký: Ngũ đế bản kỷ sung đoán, có lẽ là hai mươi năm.
Xét về vua Thuấn xưa phải nói là có phong thái tươi đẹp hợp với vua Nghiêu. Sắc sảo, thông minh, văn nhã, sáng suốt; ôn hòa cung kính, đúng đắn thành thực. Đức ngầm ấy thấu đến tai vua Nghiêu, được trao ngôi vua.
Vua Thuấn cẩn thận sửa sang Ngũ điển(2), Ngũ điển được theo. Đưa vào cho trăm quan, trăm quan làm việc trôi chảy. Khách đến bốn cửa, bốn cửa đều vui(3). Đưa vào rừng lớn, dù gió to, mưa sấm vẫn không bị lầm lạc(4).
Nhà vua nói: “Lại đây, ông Thuấn! Xét việc làm và lời nói của ông, đều nói ông có thể làm nên công tích. Ba năm rồi, nay ông khá lên ngôi vua. Ông Thuấn xin nhường cho người khác, cho mình là đức kém không đáng được nối ngôi vua.
Ngày mồng Một tháng Giêng, vua Nghiêu nhường ngôi và vua Thuấn lên ngôi ở miếu Văn tổ(5). Vua Thuấn xem lại máy toàn cơ ngọc hành(6), nhằm điều hòa thất chính(7). Rồi sửa tế loại(8) Thượng đế, tế nhân Lục tông(9), tế vọng các thần núi sông và khắp cả các thần. Thu năm loại ấn ngọc đã ban cho các Chư hầu(10), qua hết tháng Giêng này, tiếp vua Chư hầu và các đầu mục, ban các ấn bằng ngọc cho các vua Chư hầu.
Tháng Hai năm ấy, vua Thuấn đi tuần thú ở phía Đông. Đến núi Đại Tông(11), đốt củi tế vọng các thần núi sông. Đoạn tiếp các chúa phía cận đông, rồi định lại các mùa, ngày tháng cho khớp, đặt ra luật nhạc, cách đo, cách đong, cách cân cho đồng nhất. Sửa lại Ngũ lễ, nhận năm loại ấn bằng ngọc, ba loại lụa, hai giống vật còn sống, một giống vật chết rồi(12) để làm lễ chế, các thứ như năm loại ngọc, xong lễ thì trả. Tháng Năm đi tuần thú phương Nam. Đến Nam nhạc(13), lễ cũng như lễ ở núi Đại Tông. Tháng Tám đi tuần thú phương Tây, đến núi Tây nhạc(14), các lễ cũng như trước. Tháng Mười Một đi tuần thú phương Bắc, đến núi Bắc nhạc(15), lễ cũng như ở phương Tây. Khi về, về đến miếu Nghệ tổ(16), dùng bò để cúng. Năm năm vua đi tuần thú một lần, các vua Chư hầu bốn phương lần lượt các năm vào chầu. Tâu bày bằng lời, xét công trạng rõ ràng, được thưởng xe và y phục để dùng.
Bắt đầu đặt mười hai châu, phong mười hai quả núi làm sơn trấn, đào vét sông. Cho dân biết hình phạt đã đặt có tội Ngũ hình(17), có tội nhẹ; có hình phạt dạy bảo bằng đánh đòn, có hình phạt bằng vàng để chuộc tội. Người lầm lỡ được tha, kẻ cậy thế mà tái phạm thì xử nặng. Cẩn trọng, phải cẩn trọng vậy! Việc hình phạt phải hết sức cẩn trọng.
Đày Cung Công lên U Châu, an trí Hoan Đâu vào Sùng Sơn, đuổi Tam Miêu ra Tam Nguy, xiềng Cổn ở Vũ Sơn; xử bốn tội ấy mà thiên hạ đều phục.
Hai mươi tám năm, nhà vua mất(18). Trăm họ thương xót như mất cha mẹ, trong ba năm, trong bốn biển không hề có tiếng nhạc bát âm(19).
Ngày mồng Một tháng Giêng, vua Thuấn đến tế ở miếu Văn tổ(20). Họp bàn với Tứ nhạc, mở bốn cửa, mắt trông rộng bốn phương, tai nghe khắp bốn phía.
“Này, hỡi các quan coi mười hai châu!” Ta bảo: “Việc làm đủ ăn nhờ hợp mùa! Vỗ về người ở xa, chăm nom kẻ ở gần, thân người có đức, tin người có nhân, cự tuyệt kẻ gian ác, các nước man di đều tòng phục”.
Vua Thuấn nói: “Này! Các quan Tứ nhạc: Có ai có thể hăng hái mở mang công nghiệp vua Nghiêu? Để ta sai ở chức Bách quỹ, làm việc sáng suốt, giúp mọi loài?” Các quan đều thưa: “Có ông Bá Vũ, hiện làm chức Tư không”. Nhà vua nói: “Tốt. Này! Ông Vũ: Ông đã chinh phục được việc thủy thổ(21). Nay gắng giữ chức này!” Ông Vũ dập đầu lạy, xin nhường cho ông Tắc, ông Tiết đến ông Cao Dao. Nhà vua nói: “Tốt rồi! Ông đi làm đi!”.
Nhà vua nói: “Ông Khí! Dân đau khổ vì đói, ông làm chức Hậu tắc, theo thời vụ gieo bách cốc”.
Nhà vua lại nói: “Ông Tiết! Trăm họ không thân nhau, Ngũ phẩm(22) không thuận. Ông làm chức Tư đồ, kính cẩn dạy trăm đạo ấy, cốt ở khoan hậu”.
Nhà vua lại nói: “Ông Cao Dao! Man di quấy nhiễu Hoa hạ, giặc giã gian nhũng. Ông làm chức Sĩ. Năm hình phải cho chúng phục, năm tội về luật hình, xử ở ba nơi(23). Cứ xử công minh thì khắc được tin yêu”.
Nhà vua lại nói: “Ai giúp coi việc bách công?” Các quan đều thưa: “Ông Thùy vậy chăng!” nhà vua nói: “Tốt. Này! Ông Thùy, ông làm chức Cung công”. Ông Thùy dập đầu lạy, xin nhường cho ông Thù, ông Tường đến ông Bá Dư. Nhà vua nói: “Tốt rồi! Ông đi làm đi! Ông làm là xứng đáng”.
Nhà vua nói: “Ai có thể giúp ta coi việc trên núi cao, dưới nước thấp, chim muông?” Các quan đều thưa: “Ông Ích vậy chăng?” Nhà vua nói: “Tốt. Này ông Ích! Ông làm chức Ngu cho trẫm”. Ông Ích dập đầu lạy, xin nhường cho ông Chu, ông Hổ, ông Hùng, ông Bi. Nhà vua nói: “Tốt rồi, ông đi làm đi! Ông làm là xứng đáng”.
Nhà vua nói: “Này, quan Tứ nhạc! Có ai coi được ba lễ(24) cho ta?” Các quan đều thưa: “Có ông Bá Di!” Nhà vua nói: “Tốt. Này ông Bá! Ông làm chức Trật tông, sớm tối phải kính cẩn, một niềm chính trực và một niềm thanh khiết”. Ông Bá dập đầu lạy, xin nhường cho ông Quỳ, ông Long. Nhà vua nói: “Tốt. Ông làm đi! Hãy cung kính!”
Nhà vua nói: “Ông Quỳ! Ta giao cho ông coi việc nhạc, dạy các con trưởng(25): Thẳng thắn mà ôn hòa, khoan dung mà nghiêm túc, cứng rắn mà không ngạo ngược, giản dị mà không ngạo mạn. Thơ nói chí, ca làm cho lời dài, thanh cũng được dài, luật hòa với thanh(26). Tám âm(27) khắc hài hòa, các cung bậc không lấn nhau, thần và người cũng được hài hòa”.(28) Ông Quỳ nói: “Ồ! Tôi xin gõ vào đá, vỗ vào đá, trăm loài thú đều đua nhau múa”.
Nhà vua nói: “Ông Long! Ta ghét lời dèm pha làm hại việc tốt, làm dân ta sợ. Ta giao cho ông làm chức Nạp ngôn, sớm tối xét các lời bàn ra bàn vào, phải đúng đắn”.
Nhà vua nói: “Này! Hỡi hai mươi hai vị các ông(29), hãy kính cẩn! Theo thời mà làm việc trời cho”. Ba năm thăng chức đối với quan tối tăm hay quan sáng suốt, các việc đều tốt đẹp. Chia đuổi được Tam Miêu.
Vua Thuấn năm ba mươi tuổi được mời, làm việc ba mươi năm(30), năm mươi năm sau thì mất.
BBT sưu tầm
__________________________________________________________________
1- Trong Kim Văn Thượng Thư không có thiên này mà nhập vào thiên Nghiêu điển.
2- Ngũ điển: Tức Ngũ luân, đó là: Phụ tử, quân thần, phu phụ, trưởng ấu và bằng hữu.
3- Bốn cửa: Chỉ bốn cửa thành, nơi đón Chư hầu bốn phương.
4- Chỉ việc vào rừng chống lũ không hề sai sót.
5- Văn tổ: Thủy tổ
6- Toàn cơ ngọc hành: Máy móc trắc nghiệm thiên văn.
7- Thất chính: Mặt trời, mặt trăng và các sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
8- Tế loại: Lễ tế trời làm ở ngoại thành.
9- Tế nhân lục tông: Tế sáu vị thần tôn kính; đó là: Thần bốn mùa; Thần nóng rét; Thần mặt trời; Thần mặt trăng; Thần sao và Thần thủy, hạn.
10- Năm loại ngọc đã ban cho các chư hầu: Tùy chư hầu mà ban ấn ngọc, có năm loại: Tước Công ấn ngọc hoàn khuê; tước Hầu ấn ngọc thân khuê; tước Bá ấn ngọc cung khuê; tước Tử ấn ngọc cốc bích và tước Nam ấn ngọc bồ bích.
11- Đại tông: Tức núi Thái Sơn
12- Ngũ lễ: Năm lễ đó là: Cát, hung, quân, tân, gia. Năm loại ngọc, như trên; ba loại lụa là đỏ, đen, vàng; hai giống vật sống là dê, nhạn; một chết là trĩ.
13- Nam nhạc: Núi Hoa Sơn, thuộc tỉnh Hồ Nam
14- Tây nhạc: Núi Hoa Sơn, thuộc tỉnh Thiểm Tây
15- Bắc nhạc: Núi Hằng Sơn ở tỉnh Sơn Tây
16- Nghệ tổ: Cao tổ
17- Ngũ hình: Năm hình phạt; đó là mặc (thích chữ lên mặt), tỵ (cắt mũi), phị (cắt gót), cung (thiến), đại tích (xử tử)
18- Nhà vua mất: Chỉ vua Nghiêu; vua 16 tuổi lên ngôi, 70 năm ở ngôi, 3 năm thử vua Thuấn, 28 năm thích chính, mất năm 117 tuổi.
19- Bát âm: Tám âm: Kim, thạch, ty, trúc, bào, thổ, cách, mộc
20- Văn tổ: Thủy tổ, chỉ việc vua Thuấn lên ngôi
21- Bá Vũ là con Sùng Bá Cổn làm chức Tư không, có công chống lụt mở đất
22- Ngũ phẩm: Năm phẩm, cũng tắc ngũ điển (xem trên). Chức Tu đồ thời ấy dạy cha con tình thân, vua tôi thì nghĩa, vợ chồng có biệt, anh em có tự và bằng hữu thì tín.
23- Trong năm hình phạt đã nói ở trên, có ba hình phạt là Đại tích, xử ở chợ; Tỵ, Phị và Cung xử ở phòng nuôi tằm (kín gió) và tội Mặc xử ở nơi kín đáo.
24- Ba lễ: Lễ tế trời, tế đất, tế các vị thần
25- Các con trưởng: Chỉ chung con trưởng của Vua, Khanh, Đại phu
26- Luật: Có sáu luật dương, đứng đầu là luật Hoàng chung. Thanh có Ngũ thanh là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ
27- Tám âm tức Bát âm, xem chú ở trên. Thanh hòa thì tạo nên tám âm hài hòa.
28- Nhạc này dùng để tấu ở triều đình và ở tổng miếu, vì nói thần và người đều được hài hòa
29- Hai mươi hai vị quan: Sáu người mới là: Vũ, Thùy, Ích, Bá Di, Quỳ, Long cùng Tứ nhạc (4) và mười hai vị Châu mục.
30- Theo Sử ký: Ngũ đế bản kỷ sung đoán, có lẽ là hai mươi năm.